VÀI NÉT VỀ SINH HOẠT CỦA HỘI ÁI HỮU PETRUS TRƯƠNG VĨNH KÝ TRONG 20 NĂM QUA
1. Hoàn cảnh ra đời
Sau những năm đầu định cư ở hải ngoại kể từ biến cố tháng 4/1975, khi cuộc sống bắt đầu ổn định, người Việt nói chung và các cựu giáo chức, cựu học sinh Petrus Trương Vĩnh Ký nói riêng cảm thấy có nhu cầu tìm lại kỷ niệm cũ. Các hội ái hữu lần lượt ra đời.
Ngay từ năm 1978, Hội Ái Hữu Petrus Trương Vĩnh Ký Miền Nam California đã được thành lập. Đây có lẽ là hội ái hữu cựu học sinh Petrus Ký được thành lập sớm nhất ở hải ngoại. Tiếp theo là Hội Ái Hữu PTVK Bắc California, Hội AHPTVK Cộng Hoà Liên Bang Đức (thành lập ngày 10.06.1995). Các hội ái hữu Petrus Ký khác ở Paris, Montreal, Nhật Bản, vân vân, cũng lần lượt ra đời.
Riêng tại Úc, có lẽ Hội Ái Hữu Nguyễn Đình Chiểu – Lê Ngọc Hân và Hội Ái Hữu Petrus Trương Vĩnh Ký là hai hội được thành lập sớm nhất. Ban Vận Động Thành Lập Hội Ái Hữu PTVK Úc Châu được thành lập vào ngày 11.5.1997, gồm các thành viên:
- Thầy Bùi Vĩnh Lập (Trưởng Ban)
- Thầy Nguyễn văn Quyện (Phụ trách Nội quy)
- Mai Viết Thuỷ (Thư ký)
- Nguyễn văn Lành (Thủ quỹ)
- Nguyễn văn Ưu (Liên lạc)
- Nguyễn Hoà Hợp (Internet)
Đại Hội Thành Lập Hội được tổ chức ngày 25.10.1998 tại Nhà hàng Bankstown Palace, từ 11g30 đến 2g30. Gần 60 cựu giáo chức và cựu học sinh của Trường đang cư ngụ tại Sydney, Canberra, và Melbourne đã đến dự. Đặc biệt một cựu học sinh khoá đầu tiên của Trường (1927), Bác Trần văn Lắm (cựu Tổng Trưởng Ngoại Giao, cựu Chủ Tịch Thượng Nghị Viện Việt Nam Cộng Hoà) đã vượt hơn 300 cây số từ Canberra đến dự. Trong buổi đại hội, Bác Trần văn Lắm đã kể lại những ngày đầu của trường, từ một ngôi trường chỉ có bốn lớp học trên một khu đất hoang vắng, chung quanh đầy mồ mả, và những thay đổi cho đến khi Trường trở thành ngôi trường danh tiếng nhất miền Nam.
Đại hội đã bầu ra Ban Chấp Hành và Ban Tư Vấn. Chủ tịch đầu tiên của Hội là Thầy Bùi Vĩnh Lập, cựu học sinh, cựu Giáo Sư, và cựu Hiệu Trưởng của Trường. Chủ tịch Ban Tư Vấn đầu tiên là Bác Trần văn Lắm. Tính đến năm 1999, Hội có 119 thành viên từ khắp các tiểu bang của nước Úc (New South Wales, Victoria, South Australia, Queensland, Western Australia).
Đại hội thành lập cũng đã biểu quyết thông qua Bản Nội Quy của Hội. Bản Nội Quy này ghi rõ mục đích của Hội là tạo điều kiện phát triển tình thân hữu và tương trợ giữa cựu giáo chức và cựu học sinh, vinh danh nhà Bác ngữ học Trương Vĩnh Ký. Bản Nội Quy cũng khẳng định việc gác bỏ mọi khác biệt về tôn giáo và quan điểm chính trị trong các sinh hoạt của Hội. Nội quy này cũng nêu rõ cơ cấu, quyền hạn, trách nhiệm, và thể thức bầu ban chấp hành và ban tư vấn.
Ngày 27.2.2000, Đại hội đồng thường niên lần I được tổ chức tại Trung tâm Cộng Đồng Cabramatta. Buổi họp được thông báo trên hầu hết các phương tiện truyền tin đại chúng lúc bấy giờ, gồm các báo Chiêu Dương, Thương Nghiệp Tuần Báo, Tuần San Tivi, Nhân Quyền, Dân Việt, Việt Luận, đài Phát thanh Sắc Tộc SBS, v.v.
Bản nội quy này sau đó đã được tu chỉnh và bản nội quy mới được áp dụng từ tháng 6 năm 2001 cho đến nay. Trải qua 20 năm Hội vẫn hoạt động trong tình đoàn kết tương thân tương trợ như mục tiêu ban đầu được đặt ra, tuy hoạt động của Hội có lúc thưa vắng.
2. Các Ban Chấp Hành
- Nhiệm kỳ 1998 – 2000
- Ban Chấp Hành: Bùi Vĩnh Lập (Chủ tịch), Trần An (Đệ I Phó Chủ Tịch), Nguyễn văn Quyện (Đệ II Phó Chủ Tịch), Mai Viết Thuỷ (Thư Ký), Đặng Thành Danh (Thủ Quỹ), Dương Xuân Phúc (Phụ trách Dự án), Phạm Minh (Ngoại vụ), Nguyễn văn Ưu (Phụ trách Đặc san), Nguyễn Ngọc Đính (Đại diện Hội ở Canberra), Lê Phú Thứ (Đại diện Hội ở Melbourne), Dương Xuân Phúc (Đại diện Hội ở Wollongong).
- Ban Tư vấn: Trần văn Lắm (Trưởng Ban), Liêng Khắc Văn (Phó Trưởng Ban), Hồ Triệu Ngọc Luân (Thư ký), Trần Ngọc Thạch (Uỷ viên).
- Nhiệm kỳ 2001 – 2003
- Ban Chấp Hành: Bùi Vĩnh Lập (Hội trưởng), Trần An (Phó Hội trưởng I), Nguyễn văn Quyện (Phó Hội trưởng II), Dương Xuân Phúc (Thư ký), Đặng Thành Danh (Thủ quỹ), Trần văn Phan (Văn nghệ), Nguyễn Ngọc Đính (Đại diện Hội ở Canberra), Lê Phú Thứ (Đại diện Hội ở Melbourne), Dương Xuân Phúc (Đại diện Hội ở Wollongong), Lâm Thuỵ Phong (Đại diện Hội ở Paris).
- Ban Cố vấn: Lưu Tường Quang (Trưởng ban), Trương Minh Hoàng, Trần Cao Mạnh, Trần Ngọc Thạch, Liêng Khắc Văn (Uỷ viên).
- Nhiệm kỳ 2003 – 2005
- Ban Chấp Hành: Nguyễn Ngọc Đính (Hội trưởng), Phạm Việt Dũng (Phó HT I), An Quốc Huy (Phó HT II), Đặng Thành Danh (Thư ký), Trần văn Phan (Thủ quỹ).
- Ban Cố vấn: Lưu Tường Quang (Trưởng ban), Trương Minh Hoàng, Trần Cao Mạnh, Trần Ngọc Thạch, Liêng Khắc Văn (Thành viên).
- Đại diện địa phương: Dương Xuân Phúc (Wollongong), Lê Phú Thứ (Melbourne), Ngô Anh Tuấn (Adelaide), Hồ Triệu Ngọc Luân (Canberra), Lâm Thuỵ Phong (Paris), Trần Phước Đạt (Minnesota).
- Nhiệm kỳ 2006 – 2008
- Ban Chấp Hành: Phạm Việt Dũng (Hội trưởng), An Quốc Huy (Phó HT), Trần Cảnh Mẫn (Thư ký), Trần văn Phan (Thủ quỹ).
- Ban Cố vấn: Lưu Tường Quang (Trưởng ban), Trương Minh Hoàng, Trần Cao Mạnh, Trần Ngọc Thạch, Liêng Khắc Văn (Thành viên).
- Nhiệm kỳ 2009 – 2011
- Ban Chấp Hành: Trần Thạnh (Hội trưởng), Trần Cao Mạnh (PHT Nội vụ), Đặng Tấn Phúc (PHT Ngoại vụ), Trần Cảnh Mẫn (Thư ký), Tạ Lộc Phước (Thủ quỹ).
- Ban Cố Vấn: Bùi Vĩnh Lập, Trần An, Nguyễn Ngọc Đính, Trương Minh Hoàng, Trần văn Phan, Lưu Tường Quang, Liêng Khắc Văn.
- Nhiệm kỳ 2011 – 2014
- Ban Chấp Hành: Trần Thạnh (Hội trưởng), Trần văn Phan (Phó HT Nội vụ), Lâm Kim Quan (Phó HT Ngoại vụ), Trần Cảnh Mẫn (Thư ký), Tạ Lộc Phước (Thủ quỹ).
- Ban Cố Vấn: Lưu Tường Quang, Bùi Vĩnh Lập, Trần An, Trương Minh Hoàng, Hồ văn Hoà, Liêng Khắc Văn.
- Nhiệm kỳ 2014 – 2016
- Ban Chấp Hành: Tạ Lộc Phước (Hội trưởng), Trần văn Phan (Phó HT Ngoại vụ), Lâm Kim Quan (Phó HT Nội vụ), Trần Thạnh (Thư ký), Dương Xuân Phúc (Thủ quỹ).
- Ban Cố Vấn: Lưu Tường Quang, Bùi Vĩnh Lập, Trần An, Trương Minh Hoàng, Hồ văn Hoà, Liêng Khắc Văn.
- Nhiệm kỳ 2016 – 2018
- Ban Chấp Hành: Tạ Lộc Phước (Hội trưởng), Trần văn Phan (Phó HT Ngoại vụ), Lâm Kim Quan (Phó HT Nội vụ), Trần Thạnh (Thư ký), Dương Xuân Phúc (Thủ quỹ).
- Ban Cố Vấn: Lưu Tường Quang, Bùi Vĩnh Lập, Trần An, Trương Minh Hoàng, Hồ văn Hoà, Liêng Khắc Văn.
- Nhiệm kỳ 2018 – 2020
- Ban Chấp Hành: Trần Thạnh (Hội trưởng), Tạ Lộc Phước (Phó HT Ngoại vụ), Lâm Kim Quan (Phó HT Nội vụ), Nguyễn văn Phúc (Thư ký), Dương Xuân Phúc (Thủ quỹ).
- Ban Cố Vấn: Lưu Tường Quang, Bùi Vĩnh Lập, Trần An, Trương Minh Hoàng, Hồ văn Hoà, Liêng Khắc Văn.
3. Trang nhà và đặc san
- Trang nhà đã có từ năm 1999 do các thành viên sau đây phụ trách:
- Nguyễn Hoà Hợp
- Mai Viết Thuỷ
- Đặng Thành Danh
- Đặng Tấn Phúc
- Trần Cảnh Mẫn
- Nguyễn Ngọc Thụ
- Trương Minh Công
Từ năm 1999 đến 2000, có khoảng 3000 lượt người vào xem. Đặc biệt từ năm 2016 đến nay, trang nhà Petrus Ký Úc Châu (petruskyaus.net) do anh Trương Minh Công phụ trách. Với nỗ lực tìm kiếm bài vở có giá trị cho trang nhà và trình bày đẹp mắt, anh Trương Minh Công đã nâng số lượt người xem đến con số hơn 180 000 người, tính đến ngày 28 tháng 10 năm 2018.
- Đặc san: Qua 20 năm sinh hoạt, Hội đã phát hành 8 đặc san. Đặc san đầu tiên được phát hành ngày 7.11.1999 tại nhà hàng Southern Stars, Yagoona. Buổi phát hành có 85 người tham dự, với sự tình nguyện đóng góp văn nghệ của nhiều thành viên trong và ngoài Hội, trong đó có sự đóng góp đặc sắc của Nhạc sĩ lão thành Xuân Tiên. Các đặc san tiếp theo được phát hành vào các năm: ĐS2 (2000), ĐS3 (2001/2002), ĐS4 (2002/2003), ĐS5 (2004), ĐS6 (2005/2006), ĐS7 (2009), ĐS8 (2013).
Đặc biệt, buổi phát hành ĐS7 được tổ chức vào ngày 6 tháng 12 năm 2009, nhân kỷ niệm 172 năm ngày sinh Học giả Petrus Trương Vĩnh Ký (6.12.1837). Buổi lễ được tổ chức tại Nhà hàng Bạch Đằng, Canley Vale, với sự tham dự của đông đảo hội viên và thân hữu. Sau phần phát hành đặc san là phần thuyết trình, với các diễn giả Trần Ngọc Thạch (với đề tài Từ nhà bác học khả kính, người thông dịch lỗi lạc, trở thành nhà ngoại giao lỗi lạc), Lưu Tường Quang (Quyền lực mềm và các sinh hoạt văn hoá), Huỳnh Long Vân (Đại học sĩ Phan Thanh Giản: Phục hồi danh dự và trùng tu các di tích văn hoá), Liêng Khắc Văn (Một nhà nho mặc Âu phục), Trần Thạnh (Từ Nguyễn Du với Truyện Kiều bằng chữ Nôm, nghĩ về Petrus Ký với chữ Quốc ngữ).
Đặc san 8 được phát hành ngày 14 tháng 9 năm 2013, nhân dịp Hội AHPTVK UC tổ chức Toàn Cầu Hội Ngộ, quy tụ hơn 100 thành viên đến từ nhiều nơi trên thế giới. Từ Hoa Kỳ có quý Thầy Cô Trang Ngọc Nhơn, Trần văn Nhơn, Đào Kim Phụng, Lê Đại Tường, Châu Thành Tích, Nguyễn Xuân Vinh. Từ Đức quốc có Cô Nguyễn thị Thu Hà. Từ Việt Nam có Thầy Trần Thành Minh. Ngoài ra là đông đảo các cựu học sinh đến từ Hoa Kỳ và Việt Nam, bên cạnh quý Thầy Cô và cựu học sinh đang cư ngụ tại Úc.
4. Các hoạt động nổi bật:
- Trại họp mặt tháng 28-30/7/2000 tại Berindale, Snowy Mountain
- Đại hội văn nghệ 2003
- Du ngoạn hái trái vải ở Coffs Habour 2004 (kết hợp với Hội Ái Hữu Cựu Nữ Sinh Gia Long)
- Du ngoạn thử rượu ở Hunter Valley 2004 (kết hợp với Hội Ái Hữu Cựu Nữ Sinh Gia Long)
- Toàn cầu Hội ngộ: 13-15/09/2013, St Joseph Conference Centre, Bringelly
- Du ngoạn Canberra – Thredbo – Melbourne 15-19/09/2013
- Hái trái cây 29/03/2015 Pine Crest Orchard, NSW
- Nhạc thính phòng vinh danh Thầy Bùi Vĩnh Lập, người sáng lập Hội, 20/11/2016
- Ngoài ra các thành viên của Hội còn tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện tại Úc và Việt Nam.
5. Tưởng niệm và kỷ niệm:
- Hội thành kính tưởng niệm quý Thầy, Huynh trưởng, và các đồng môn sau đây đã đóng góp rất nhiều cho Hội từ những ngày đầu thành lập, nay đã quá vãng: Bác Trần văn Lắm, Thầy Nguyễn văn Quyện, Anh Lê Phú Thứ, Anh Trần Ngọc Thạch, Anh Đặng Thành Danh.
- Biên bản Đại Hội Đồng Thành Lập Hội là văn bản chính thức đầu tiên cho việc hình thành Hội. Văn bản này sẽ được lưu trữ trên trang nhà của Hội.
Biên bản Đại Hội Đồng Thành Lập Hội ngày 25/10/2018
- Một chi tiết khá lý thú là bản vẽ con dấu của Hội, do Thầy Nguyễn văn Quyện phác thảo, cũng sẽ được lưu trữ trên trang nhà của Hội.
Bản vẽ con dấu của Hội do Thầy Nguyễn văn Quyện phác thảo
6. Thay lời kết:
Biên bản buổi họp Ban Chấp Hành ngày 29.05.1999 có một quyết định không bao giờ được thực hiện. Quyết định có tiêu đề và nội dung như sau:
“Thống nhất cách xưng tên trong Hội: Từ nay trong tất cả thư và tài liệu của Hội, tiếng “Thầy” sẽ được đổi thành tiếng “Anh”. Đề nghị này do Thầy Nguyễn văn Quyện đề nghị và Thầy Bùi Vĩnh Lập ủng hộ (second)”.
Quyết định này cho thấy tình cảm chan hoà mà quý Thầy muốn dành cho các học trò xưa của mình, nay đầu cũng đã hai thứ tóc. Nhưng thấm nhuần nền giáo dục nhân bản, khoa học và khai phóng, các cựu học sinh Petrus Ký không quên hai câu đối trước cổng trường
Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt
Tây Âu khoa học yếu minh tâm.
Các cựu học sinh Petrus Ký vẫn một lòng thương kính quý Thầy Cô đã dạy dỗ mình nên người hôm nay. Họ sẽ cùng chung sức để giữ vững hoạt động tương kính và thân hữu của Hội Ái Hữu Petrus Ký Trương Vĩnh Ký – Úc Châu.
Trần Thạnh
28.10.2018