Tieu su Petrus Ky_logo 2

  • petrus-ky03Trương Vĩnh Ký sinh ngày 6 tháng 12 năm 1837 tại họ đạo Cái Mơn, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc tỉnh Bến Tre) trong một gia đình Công giáo.
  • Năm tuổi ông bắt đầu học chữ Nho. Năm ông lên 8 tuổi, cha ông (một võ quan) chết ở Cao Miên khi đang làm việc cho triều đình Huế. Ông bắt đầu vào học tại tiểu chủng viện Cái Nhum (Vĩnh Long cũ, nay thuộc Bến Tre) do Linh mục Borelle (cố Hoà) cai quản từ năm 1845 đến 1849.
  • Vì triều đình đàn áp, tiểu chủng viện dời sang Pinhanlu, một ngôi làng ở cách thủ đô Phnom Penh khoảng 15km. Tài năng của Trương Vĩnh Ký được bộc lộ, năm 1851 ông được đưa sang học ở Đại chủng viện Poulo-Penang bên Mã Lai. Bảy năm học ở đây đã giúp ông thu thập một khối kiến thức đáng kể về ngôn ngữ, triết học, và khoa học.
  • Năm 1856 Pháp bắn phá Đà Nẵng lần thứ nhất.
  • Năm 1858 (không rõ tháng) ông về Cái Mơn chịu tang mẹ. Tháng 8 năm này, Pháp bắn phá Đà Nẵng lần thứ hai. Ông vào chủng viện làm việc cho Linh mục Borelle. Vì việc Pháp đánh Đà Nẵng, triều đình nhà Nguyễn càng cấm đạo gắt gao hơn. Nhiều tu sĩ và giáo dân bị giết hại: Linh mục Phan văn Minh bị xử trảm năm 1853, Linh mục Lê văn Lộc 1859, Linh mục Đoàn Công Quý 1859, Linh mục Nguyễn văn Lựu 1861, Linh mục Đoàn Trinh Hoan 1861, v.v.
  • Ngày 4.2.1859 Trương Vĩnh Ký gửi một lá thư bằng tiếng Latin cho bạn học ở Penang kể lại tình cảnh của giáo dân. Nhà thờ bị triệt hạ, các linh mục và chủng sinh bị giam tù nếu không chịu chà đạp thánh giá. Bản thân ông phải trốn trong rừng để tránh bị bức hại. Bức thư này do Nguyễn Đình Đầu phát hiện năm 1991 trong kho lưu trữ của Hội Truyền giáo ngoại quốc Paris (Société des Missions Étrangères de Paris).
  • Ngày 18 tháng 2 năm 1859, Pháp bắn phá Cần Giờ, chiếm thành Gia Định. Từ 1.10.1860 ông làm thông ngôn cho giám đốc bản xứ sự vụ Boresse.
  • Năm 1861 Pháp chiếm toàn tỉnh Gia Định, đánh Biên Hoà, Định Tường, Vĩnh Long. Đô đốc Charner bắt đầu xây dựng bộ máy cai trị Nam Kỳ.
  • Năm 1862 Hoà ước Nhâm Tuất, nhường ba tỉnh Biên Hoà, Gia Định, Định Tường, và đảo Côn Lôn cho Pháp.
  • Năm 1863 Phái đoàn do Phan Thanh Giản làm chánh sứ, Phạm Phú Thứ làm phó sứ, sang Pháp xin chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam kỳ. Trương Vĩnh Ký làm thông ngôn thứ nhất, có lẽ thuộc phái đoàn những người An Nam ở Nam Kỳ thuộc Pháp cùng đi với phái bộ Phan Thanh Giản (Annamites de la cochinchine française allant en France avec l’ambassade du roi Tu Duc).
  • Năm 1864 Petrus Ký được chỉ định là giám đốc trường Thông Ngôn (Collège des Interprètes).
  • Năm 1865 Gia Định báo (công báo) ra đời, chủ bút là Potteaux.
  • Năm 1867 Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam kỳ: Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Đại thần Phan Thanh Giản uống thuốc độc tự vẫn.
  • Năm 1869 Petrus Ký được chỉ định làm chủ bút Gia Định Báo, thay Potteaux.
  • Năm 1872 Petrus Ký được cử làm giám đốc trường Sư Phạm.
  • Năm 1873 Trường Hậu Bổ (Collège des Stagaires) được thành lập. Pháp đánh thành Hà Nội. Nguyễn Tri Phương tử trận.
  • Năm 1874 Petrus Ký được bổ nhiệm làm giáo sư trường Hậu Bổ, dạy tiếng Việt và chữ Nho.  Hoà ước Giáp Tuất Việt Nam công nhận toàn bộ Nam kỳ trở thành thuộc địa của Pháp. Pháp công nhận An Nam (Bắc và Trung Kỳ) độc lập, không thần phục Tàu nữa, và sẵn lòng giúp vua An Nam đánh dẹp giặc giã. Tuy nhiên vua Tự Đức vẫn theo lệ cũ, triều cống Tàu với ý mong khi hữu sự thì nước Tàu sang giúp mình (“Việt Nam Sử lược”, Trần Trọng Kim).
  • Năm 1876 Trương Vĩnh Ký đi Bắc Kỳ quan sát tình hình tôn giáo và chính trị, viết “Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất Hợi” và một báo cáo cho Thống Đốc Nam Kỳ. Nhiều người lên án ông làm gián điệp cho Pháp trong chuyến công vụ này.
  • Năm 1884, hoà ước Giáp Thân được ký kết. Năm 1886 khi Paul Bert sang lãnh chức Toàn quyền Đông dương, Petrus Ký hợp tác với Paul Bert (người ông quen trong chuyến đi Pháp năm 1863) và ra Huế gia nhập Cơ Mật Viện, từ tháng 4 đến tháng 9 thì trở về Sài Gòn vì bịnh. Tháng 11 năm 1886, Paul Bert bịnh và qua đời. Do không đồng quan điểm với người kế vị Paul Bert,  Petrus Ký không trở ra Huế, ở lại Sài Gòn tiếp tục việc dạy học và nghiên cứu.
  • Năm 1890 ông về hưu nhưng vẫn tiếp tục việc dịch thuật và nghiên cứu.
  • Ngày 1 tháng 9 năm 1898, ông qua đời tại Chợ Quán.

nha mo Petrus Ky

Chân thành cám ơn tác giả hình ảnh và nhạc phẩm được chọn để thực hiện show hình này.
Interdit d’introduire dans les web site pour but commercial ou publicité.
Merci.
Caroline Thanh Hương

  • Video clip: Trương Vĩnh Ký (1837 – 1898) – Tác giả: Tâm Thơ, Ngô Nguyễn Trần – Hòa âm: Nhạc sỉ Lê Huỳnh – Trình bày: Ngọc Quy (nguồn Việt Sử Ca Website – vietsuca.org).
image 1