Trương Vĩnh Ký và Gia Định Báo
(Trích đoạn trong “Trương Vĩnh Ký và Gia Định Báo” của Giáo sư Trần Văn Chi. Nguồn: https://vietbao.com/a287813/truong-vinh-ky-va-gia-dinh-bao)

“Chữ quốc ngữ phải trở thành chữ viết của nước nhà”
Sau khi Trương Vĩnh Ký (TVK) trở về nước vào năm 1865, Chuẩn đô đốc Roze, khi ấy đang tạm quyền Thống đốc Nam Kỳ, đã mời ông ra làm quan. Petrus Ký từ chối và xin lập một tờ báo quốc ngữ mang tên là Gia Định báo. Lời yêu cầu của ông được chấp thuận và Nghị định cho phép xuất bản được ký ngày 1 tháng 4 năm 1865, nhưng không phải ký cho ông mà lại ký cho một người Pháp tên là Ernest Potteaux, một viên thông ngôn làm việc tại Soái phủ Nam Kỳ. Và phải đến ngày 16 tháng 9 năm 1869 mới có Nghị định của Chuẩn Đô đốc Ohier ký giao Gia Định báo cho Trương Vĩnh Ký làm “chánh tổng tài” (rédacteur en chef),nay gọi là giám đốc; Huỳnh Tịnh Của làm chủ bút.
Ngày 16.9.1869, Thống Đốc Nam Kỳ G. Ohier đã ký quyết định số 189 bổ nhiệm Trương Vĩnh Ký phụ trách biên tập tờ Gia Định báo. Toàn văn văn kiện này được tạm dịch như sau:
Quyết định:
Kể từ hôm nay, việc biên tập tờ Gia Định Báo được giao phó cho ông Pétrus Trương Vĩnh Ký, người với tư cách là chánh tổng tài của tờ này, sẽ được lãnh một khoản lương hàng năm là 3000 đồng quan Pháp.
Tờ báo tiếp tục ra mỗi tuần.
Nó sẽ được chia ra làm hai phần: một phần chính thức gồm các văn kiện, quyết định của ông Thống Đốc và nhà cầm quyền với tài liệu bằng tiếng Pháp do Nha Nội vụ cung cấp và được ông Trương Vĩnh Ký dịch ra chữ quốc ngữ; phần khác, không chính thức, sẽ gồm có những bài viết bổ ích và vui về những đề tài lịch sử, những sự kiện về luân lý, thời sự ….v..v…để có thể đọc được trong các trường học bản xứ và khiến cho công chúng Việt Nam quan tâm đến.
Tờ báo có với lời kêu gọi của Chánh tổng tài (chỉ chủ bút thời đó) Trương Vĩnh Ký trên tờ Gia Định báo số 11 phát hành ngày 8.4.1870:
Lời cùng các thầy thông ngôn, ký lục, giáo tập vân vân đặng hay:
Nay việc làm Gia Định Báo tại Sài Gòn, ở một chỗ, nên không có lẽ mà biết các việc mới lạ các nơi trong 6 tỉnh mà làm cho thiên hạ coi; nên xin các thầy cứ mỗi tuần hay nửa tháng phải viết những chuyện mình biết tại chỗ, tại xứ mình ở, như:
Ăn cướp, ăn trộm,
Bệnh hoạn, tai nạn.
Sự rủi ro, hùm tha, sấu bắt.
Cháy chợ, cháy nhà; mùa màng thể nào.
Tại sở nghề nào thạnh hơn vân vân
Nói tắt một lời là những chuyện mới lạ, đem vô nhựt trình cho người ta biết, viết rồi thì phải đề mà gởi về cho Gia Định Báo Chánh tổng tài ở Chợ quán…”

Và Trương Vĩnh Ký với sự cộng tác của Tôn Thọ Tường, Paulus Huỳnh Tịnh Của, Trương Minh Ký, nội dung tờ báo thêm phần phong phú: có bài khảo cứu, nghị luận, có mục sưu tầm tục ngữ ca dao, thi ca và cổ tích”
Đây là một tờ tuần báo, nhưng ngày ra không nhất định – khi thì thứ Ba, khi thì thứ Tư hoặc thứ Bảy. Số trang cũng không ổn định – từ 4 đến 12 trang. Báo có khuôn khổ 32 x 25 (cm), giá bán mỗi số là 0,17 đồng (nếu đặt mua cả năm 6,67 đồng).
Ban đầu nội dung bao gồm 2 phần: công vụ và tạp vụ, về sau có thêm phần mở rộng (phần khảo cứu, nghị luận).
Phần công vụ
Phần tạp vụ đề cập: kinh tế, tôn giáo, văn hoá, xã hội…
Phần mở rộng có giá trị và sức cuốn hút nhất. Đây là phần khảo cứu, nghị luận về văn hóa, đạo đức, phong tục, lễ nghi, tư tưởng, lịch sử, thơ văn .v.v…Các bài đăng ở phần này có thể chia làm 3 loại:Loại truyền bá khoa học thực nghiệm – từ y tế, vệ sinh, kỹ thuật đến vật lý, hóa học, tự nhiên học….
Ngoài những phần trên, Gia Định báo còn có mục quảng cáo gồm những lời cáo dưới dạng thông báo, nhắn tin, bố cáo, cáo phó .v.v… và những lời rao vặt như trên các báo Pháp thời đó.
Năm 1872 Petrus Ký được cử làm giám đốc trường Sư Phạm.
Gia Đình báo dùng làm sách giáo khoa .
Từ khi mới tổ chức nền giáo dục ở Nam kỳ (1861) lúc đó chưa có sách giáo khoa nên đã phải cho học sinh dùng tờ Gia Đình báo làm sách tập đọc.
Một thời gian sau Pháp lại mang sách từ Pháp sang nhưng vì không hợp với năng lực của giáo viên và trình độ của học sinh nên kết quả rất hạn chế. Cho đến những năm 80 của thế kỷ XIX, Trương Vĩnh Ký và một số giáo viên người Việt và người Pháp ở cơ quan học chính Nam Kỳ đã biên soạn hoặc dịch một số sách giáo khoa tiếng Pháp để dạy trong các trường tiểu học. Những sách này dần dần được bổ sung thêm một số quyển khác và đã thành những sách dạy trong các trường tiểu học lúc đó.
Gia Đình báo đào tạo công chức bản xứ.
Trong thư văn đề ngày 15/01/1866 gởi cho thống đốc Sài Gòn, giám đốc nội vụ Paulin Vial có viết : « Từ những ngày đầu người ta (Pháp) đã hiểu rằng chữ Hán còn là một ngăn trở giữa chúng ta và người bản xứ ; sự giáo dục bằng thứ chữ tượng hình khó hiểu làm chúng ta rơi tuột hoàn toàn ; lối viết này chỉ tổ khó cho việc truyền đạt đến dân chúng những điều tạp sự cần thiết có liên quan tới khung cảnh của nền cai trị mới cũng như cho việc thương mại… Chúng ta bắt buộc phải theo truyền thống nền giáo dục riêng của chúng ta ; đó là cách duy nhất khiến chúng ta có thể gần gũi người An Nam thuộc địa hơn, ghi vào tâm não họ những manh mối của nền văn minh Âu châu đồng thời cô lập họ khỏi ảnh hưởng đối nghịch của các lân quốc của chúng ta ».
Tuy nhiên, các đô đốc Pháp nhanh chóng hiểu rằng rất khó thay đổi được một đất nước chịu ảnh hưởng của Khổng giáo và lòng trung thành sâu sắc của người dân đối với triều đình. Họ chú ý tăng cường ảnh hưởng của Pháp tới đời sống và phong tục của người Nam Kỳ.
Để thực hiện thành công chính sách cai trị các “quan” Pháp được khuyến khích học chữ hán, chữ quốc ngữ, nghiên cứu phong tục tập quán, ngôn ngữ và lịch sử của Việt Nam. Chính vì thế, rất nhiều tài liệu bằng tiếng Pháp và tiếng Việt mang tính chuyên môn cao được các “học giả” quân sự dịch và soạn thảo trong giai đoạn này.
Ngay từ năm 1864, các trường tiểu học quốc ngữ được thành lập tại các trung tâm quan trọng nhất và các làng công giáo. Mục đích chính là nhằm đào tạo một thế hệ công chức tương lai tận tâm với nước Pháp, đồng thời cắt đứt ảnh hưởng của Nho giáo.
Đến năm 1882, chữ quốc ngữ được dùng là văn tự chính thức trong giao dịch, giấy tờ hành chính, tư pháp và thương mại của nhà cầm quyền thuộc địa. Các quan địa phương phải học chữ quốc ngữ và chỉ được thăng chức hay giảm thuế nếu biết đọc, biết viết loại văn tự này.
Gia Định Báo day Viết văn xuôi
Thông qua những bản dịch, lần đầu tiên một loại hình văn học mới được đưa vào An Nam. Đó là văn xuôi, với nhiều thể loại khác nhau, như tiểu luận, ký sự hay tiểu thuyết. Tại thời kỳ đó, thể loại này còn chưa được ưa chuộng và không được coi là « văn học », vì người ta cho rằng văn xuôi viết bằng chữ quốc ngữ ngang như lời nói.
Bài văn xuôi đầu tiên do Trương Vĩnh Ký biên soạn, dài khoảng 7 trang, xuất hiện trên tờ Gia-định báo vào năm 1863, dưới tựa đề Ghi về vương quốc Khơ Me (1863).
Phải chờ tới năm 1881, Trương Vĩnh Ký viết một tập bút ký khác, Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi (1876), công phu hơn và trau chuốt hơn. Tuy nhiên, ông phải mượn rất nhiều từ Hán để có thể miêu tả tỉ mỉ chuyến đi này. Không bàn tới mục đích của chuyến công du Bắc Kỳ của Trương Vĩnh Ký, ở đây chúng ta chỉ quan tâm sau chuyến đi này, ông viết một bản hồi ký ghi lại những kỷ niệm, những điều « mắt thấy tai nghe », vị trí địa lý, lịch sử, những phong tục tập quán của những địa phương nơi ông đi qua.
Tới năm 1918, quốc ngữ trở thành chữ viết bắt buộc tại Bắc Kỳ.
Từ năm 1954, quốc ngữ trở thành chữ chính thức của các cơ quan hành chính Việt Nam. Điều này đã khẳng định tiên đoán cũng như mong muốn của Trương Vĩnh Ký vào năm 1876 : « Chữ quốc ngữ phải trở thành chữ viết của nước nhà ».
Văn phong Trương Vĩnh Ký lúc đầu chưa phân biệt rõ nói và viết nên tính chất nôm na, khẩu ngữ khá đậm nét, hình thức mỹ thuật chưa đẹp .v.v… nhưng với nội dung giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phổ biến, cổ vũ chữ quốc ngữ, cung cấp những kiến thức, thông tin mọi mặt cho dân chúng’
Gia Định báo đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, xứng đáng là tờ báo tổng hợp có giá trị cao và tạo tiền đề cho báo chí Việt Nam phát triển
Chữ Quốc ngữ phát triển sớm nhất tại Nam Kỳ vì tại Nam Kỳ, Nho học được bãi bỏ sớm nhất, quốc ngữ được sử dụng sớm nhất và ngành in ấn phát triển sớm nhất.
Cũng tại Nam Kỳ, tiểu thuyết đầu tiên xuất hiện năm 1887 là Truyện thầy Lazaro Phiền của P. J. B. Nguyễn Trọng Quản do nhà xuất bản J. Linage ấn hành năm 1887 tại Sài Gòn, trong khi ở Hà Nội, truyên Tố Tâmcủa Song An Hoàng Ngọc Phách được ấn hành năm 1925.
Những số Gia Định Báo mà chúng tôi tìm được trong thời gian Ông Petrus Trương Vĩnh Ký giữ chức vụ Chánh Tổng Tài (16/09/1869 đến 1872 hay 1873):
(nguồn: https://gallica.bnf.fr/ark:/12148/cb327823433/date.item.r=Gia%20Dinh%20bao)
Gia Định Báo – Năm thứ năm số 20 ngày 24 tháng 09 năm 1869
Gia Định Báo – Năm thứ năm số 23 ngày 24 tháng 10 năm 1869
Gia Định Báo – Năm thứ sáu số 04 ngày 01 tháng 02 năm 1870
Gia Định Báo – Năm thứ sáu số 05 ngày 16 tháng 02 năm 1870
Gia Định Báo – Năm thứ sáu số 06 ngày 24 tháng 02 năm 1870
Gia Định Báo – Năm thứ sáu số 07 ngày 01 tháng 03 năm 1870
Gia Định Báo – Năm thứ sáu số 08 ngày 08 & 16 tháng 03 năm 1870
Gia Định Báo – Năm thứ sáu số 09 ngày 24 tháng 03 năm 1870
Gia Định Báo – Năm thứ sáu số 10 ngày 01 tháng 04 năm 1870
Gia Định Báo – Năm thứ sáu số 13 ngày 24 tháng 04 năm 1870
Gia Định Báo – Năm thứ sáu số 27 ngày 15 tháng 09 năm 1870
Gia Định Báo – Năm thứ sáu số 31 ngày 15 tháng 11 năm 1870
Gia Định Báo – Năm thứ bảy số 07 ngày 15 tháng 04 năm 1871
Gia Định Báo – Năm thứ bảy số 13 ngày 15 tháng 07 năm 1871
Gia Định Báo – Năm thứ bảy số 17 ngày 15 tháng 09 năm 1871
Danh mục một số thư viện tàng trữ Gia Định Báo
THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM
(Nguồn: http://baochi.nlv.gov.vn/baochi/cgi-bin/baochi?a=cl&cl=CL1&sp=WHjH&ai=1&e=——-vi-20–1–img-txIN—— )
Có sẵn trong thư viện: 3 Tháng Sáu 1890 – 29 Tháng Mười Hai 1896 (66 số)
Liệt kê các ngày xuất bản ấn phẩm
- Gia Định báo 3 Tháng Sáu 1890
- Gia Định báo 10 Tháng Sáu 1890
- Gia Định báo 17 Tháng Sáu 1890
- Gia Định báo 24 Tháng Sáu 1890
- Gia Định báo 1 Tháng Bảy 1890
- Gia Định báo 29 Tháng Bảy 1890
- Gia Định báo 5 Tháng Tám 1890
- Gia Định báo 12 Tháng Tám 1890
- Gia Định báo 19 Tháng Tám 1890
- Gia Định báo 26 Tháng Tám 1890
- Gia Định báo 2 Tháng Chín 1890
- Gia Định báo 9 Tháng Chín 1890
- Gia Định báo 16 Tháng Chín 1890
- Gia Định báo 23 Tháng Chín 1890
- Gia Định báo 30 Tháng Chín 1890
- Gia Định báo 7 Tháng Mười 1890
- Gia Định báo 21 Tháng Mười 1890
- Gia Định báo 28 Tháng Mười 1890
- Gia Định báo 4 Tháng Mười Một 1890
- Gia Định báo 11 Tháng Mười Một 1890
- Gia Định báo 18 Tháng Mười Một 1890
- Gia Định báo 25 Tháng Mười Một 1890
- Gia Định báo 2 Tháng Mười Hai 1890
- Gia Định báo 16 Tháng Mười Hai 1890
- Gia Định báo 23 Tháng Mười Hai 1890
- Gia Định báo 30 Tháng Mười Hai 1890
- Gia Định báo 7 Tháng Một 1896
- Gia Định báo 14 Tháng Một 1896
- Gia Định báo 21 Tháng Một 1896
- Gia Định báo 28 Tháng Một 1896
- Gia Định báo 18 Tháng Hai 1896
- Gia Định báo 25 Tháng Hai 1896
- Gia Định báo 3 Tháng Ba 1896
- Gia Định báo 10 Tháng Ba 1896
- Gia Định báo 17 Tháng Ba 1896
- Gia Định báo 24 Tháng Ba 1896
- Gia Định báo 31 Tháng Ba 1896
- Gia Định báo 7 Tháng Tư 1896
- Gia Định báo 21 Tháng Tư 1896
- Gia Định báo 28 Tháng Tư 1896
- Gia Định báo 5 Tháng Năm 1896
- Gia Định báo 19 Tháng Năm 1896
- Gia Định báo 26 Tháng Năm 1896
- Gia Định báo 2 Tháng Sáu 1896
- Gia Định báo 23 Tháng Sáu 1896
- Gia Định báo 30 Tháng Sáu 1896
- Gia Định báo 7 Tháng Bảy 1896
- Gia Định báo 14 Tháng Bảy 1896
- Gia Định báo 21 Tháng Bảy 1896
- Gia Định báo 28 Tháng Bảy 1896
- Gia Định báo 11 Tháng Tám 1896
- Gia Định báo 8 Tháng Chín 1896
- Gia Định báo 15 Tháng Chín 1896
- Gia Định báo 22 Tháng Chín 1896
- Gia Định báo 29 Tháng Chín 1896
- Gia Định báo 13 Tháng Mười 1896
- Gia Định báo 20 Tháng Mười 1896
- Gia Định báo 27 Tháng Mười 1896
- Gia Định báo 3 Tháng Mười Một 1896
- Gia Định báo 10 Tháng Mười Một 1896
- Gia Định báo 24 Tháng Mười Một 1896
- Gia Định báo 1 Tháng Mười Hai 1896
- Gia Định báo 8 Tháng Mười Hai 1896
- Gia Định báo 15 Tháng Mười Hai 1896
- Gia Định báo 22 Tháng Mười Hai 1896
- Gia Định báo 29 Tháng Mười Hai 1896
BnF GALLICA: Source gallica.bnf.fr / Bibliothèque nationale de France
27 Years available – 425 Issues
https://gallica.bnf.fr/ark:/12148/cb327823433/date.item.r=Gia%20Dinh%20bao