Nọc nạng thời cướp cạn!

Đoàn Xuân Thu

Noc nang thoi cuop can 01

“Trời Nam thiên hạ thái bình/ Kẻ lo nông nghiệp người gìn bán buôn.

Ngàn năm gió thuận mưa tuôn/ Lúa thì một giạ, giá thì đồng hai.

Nhân dân ai nấy mừng thay/ Rủ đi làm mướn giá rày đặng cao.

Dưới sông, ca—nốt, đò, tàu/ Lộ thì xe chạy, trước thì khách thương…

… Lục tỉnh có hạt Ba Xuyên/ Bạc Liêu chữ đặt, bình yên dân rày.

Mậu Thìn vốn thiệt năm nay/ Một ngàn hai tám, tiếng rày nói vang.

Phong Thạnh vốn thiệt tên làng/ Giá Rai là quận, chợ làng kêu chung.

Anh em Mười Chức công khùng/ Bị tranh điền thổ, rùng rùng thác oan.

Hăm lăm tháng chạp rõ ràng/ Lúc bảy giờ sáng xe quan đến liền.

Chợ đông đương nhóm tự nhiên/ Thấy cò lính lại, người liền đến coi.

Thuốc đạn, súng ống hẳn hoi, Hai cò bảo lính: “Đòi làng đến đây/ Có trát biện lý bằng nay/ Sai ta xuống rày, đong lúa đương tranh!

Thị Trân là vợ huyện Lành/ Lãnh án đành rành mướn bọn ta đi.

Biện Toại nhà ở chốn ni?/ Làng phải dẫn lộ ta đi đến liền”.

…. Hai cò bước xuống đò nghiêng/ Bảo làng với lính đi liên một đò.

Phong Thạnh hương quản tên Cho/ Ngồi trước mũi đò, bàn luận gần xa:

“Xuống đây, ắt bọn nó ra/ Dữ lành chưa biết việc mà làm sao?”

Nước ròng đò xuống đi mau/ Tám giờ đã tới lao xao lên liền.

Cò bảo lính đứng liên liên / Còn làng phải đứng ra riêng một hàng.

Trong nhà Mười Chức luận bàn/ Than cùng từ mẫu hai hàng lâm ly: “Dầu con thác xuống âm ti…”

Noc nang thoi cuop can 03Đó là phần đầu của Vè Nọc Nạng (tác giả khuyết danh) do nhà biên khảo Sơn Nam ghi chép trong cuốn ‘Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam’.

(Có người cho rằng địa danh Nọc nạng có ‘g’ mới đúng vì thuở đó đất nầy là đầm lầy phải chống nạng làm chòi mà ở đỡ)

Toàn bộ cuộc chiến oai hùng của những người nông dân chân đất chống lại bọn cướp đất như vầy: Trước năm 1900, lúc bắt đầu khai phá thì đồng Nọc Nạng là vùng hoang vu, thưa thớt dân cư, chẳng thấy ai đến tranh giành cả. Hương chánh Luông thừa kế phần đất do thân phụ mình để lại.

Năm 1916, một người tên là Tăng văn Được đứng ra đòi chia đất, với lý do có công lao của y một phần nào.

Phần đất 72,95 mẫu, bị cắt cho Đ. bốn mẫu rưỡi; Hương chánh Luông được cấp một tờ bằng khoán tạm, số 303, đề ngày mùng 7, tháng Tám, năm 1916 chỉ còn lại 68,45 mẫu mà thôi.

Hương chánh Luông mất, đất lại cho Biện Toại là trưởng nam và các em.

Tăng Văn Được chết để đất lại cho vợ là Nguyễn Thị Dương.

***

Noc nang thoi cuop can 04Năm 1917, Bang Tắc, tên thật là Mã Ngân, mua phần đất của Nguyễn Thị Dương. với giá 1.080 đồng. Mã Ngân cho thêm chút ít tiền để bà Dương ghi rằng: bán phần đất bao trùm luôn đất của anh em Biện Toại.

Anh em Biện Toại phản ứng ngay, gởi đơn khiếu nại bốn lần lên tới quan Toàn quyền Đông Dương. Nhưng với thế lực của Bang Tắc, phần đất của anh em Biện Toại lại bị chính thức xem như là đất của y.

Bang Tắc cho tá điền của mình đốt chòi và giết trâu của anh em Biện Toại để khủng bố hầu buộc anh em nhà Biện Toại phải đong lúa ruộng cho mình. Nhưng anh em nhà Biện Toại kiên cường, không sợ hãi.

Thấy khó ăn, Bang Tắc bán sở đất trên với giá 5000 đồng cho Hà Thị Trân, vợ huyện Lành, là mẹ vợ của người anh ông phủ H.

Ngày mùng 6, tháng Chạp, năm 1927, bà Trân xin được một án lịnh của tòa cho phép tịch thâu tại chỗ tất cả lúa mà anh em Biện Toại gặt được.

Ngày 13 và 14, tháng Hai, năm 1928, lính mã tà hai lần thi hành lịnh tịch thâu lúa của anh em nhà Biện Toại, theo án lịnh của Tòa cấp cho Hà thị Trân. Anh em Biện Toại kháng cự lại; lính mã tà rút lui.

Trước đó, khi được án tòa và thấy thái độ quá cứng rắn của anh em Biện Toại, hương chức làng tự ý bắt giam bà Hương chánh Luông để hăm dọa.

Vì thương mẹ, Biện Toại hứa không chống cự. Nhờ đó, bà hương chánh được về nhà để các con lạy báo hiếu lần chót vì anh em Biện Toại đoán rằng lính mã tà sẽ đến đông đảo và thái độ cứng rắn hơn sau hai lần cảnh cáo.

Anh em bèn trích huyết vào cái tô, thề ăn thua, không sợ chết, để nhờ vong linh ông bà chỉ định ai là người đứng ra hy sinh đầu tiên. Đứa em gái Út tên Trọng rút nhằm thăm: “Ông bà đã dạy, em xin liều chết!”

***

Noc nang thoi cuop can 02Khoảng 7 giờ sáng, ngày 16, tháng Hai, năm 2018, hai tên cò Tây là Tournier và Bouzou cùng bốn người lính mã tà từ Bạc Liêu đến Phong Thạnh để tiếp tay với hương chức làng thi hành lịnh án của tòa, đong số lúa hiện ở trên phần đất của anh em Biện Toại.

Đến gần đống lúa, tên cò Tournier yêu cầu hương chức làng phải mời một người trong gia đình Biện Toại đến chứng kiến việc đong lúa. Cô Nguyễn Thị Trọng đến cùng một bé gái tên Tư, 14 tuổi, bị tên cò Tournier đuổi về. Cô Út Trọng trả lời khẳng khái, “Chết sống ở đây!”.

Cô Út Trọng yêu cầu khi đong lúa xong thì hương chức phải giao cho một giấy biên nhận ghi rõ bao nhiêu giạ. Tournier trả lời rằng không có chuyện trao biên nhận và Tournier tát tai cô Trọng.  Cô Trọng rút trong áo ra một cây dao nhỏ. Cò Tournier đập một báng súng khiến cô té xỉu; lính mã tà trói gô cô Trọng lại. Đứa cháu chạy về nhà, báo động.

Mười Chức, em ruột Biện Toại, cầm đầu 4 người đàn ông, vợ là Thị Nghĩa cầm đầu 2 người đàn bà, mang theo dao mác, gậy gộc chạy ra.

Mười Chức chạy đến quá gần, cò Tournier bèn bắn chỉ thiên một phát. Nhưng Mười Chức cứ tiến tới và tên cò nhắm ngay Mười Chức nổ súng.

Bị thương nặng, Mười Chức vẫn cầm mác, gượng nhào tới, đâm trúng bụng làm tên Tournier ngã xuống.

(Mười Chức (1897-1928) là người đầy tiết tháo, chí khí anh hùng. Trúng đạn bị thương nặng vẫn còn đâm kẻ thù cho bằng được, và đâm rất trúng, rồi mới chịu chết!)

Còn tên cò Bouzou rút súng lục, bắn làm bị thương nặng bốn người. Hết đạn, Bouzou bèn giựt khẩu súng lục của Tournier mà bắn tiếp. Bọn lính mã tà, bọn hương chức hội tề làng Phong Thạng đã vội vàng bôn tẩu.

Tàn trận đánh, đại gia đình Biện Toại có 4 người chết: Mười Chức và vợ là Thị Nghĩa đang mang thai. Hai người em của Biện Toại, anh của Mười Chức, là Năm Nhẫn và Sáu Nhịn cũng chết. Liễu (em gái của Mười Chức) bị thương nặng.

Bài vè Nọc Nạng ở đoạn chót kể lại với giọng trầm hùng là “Năm người đổi một thằng Tây” vì kể luôn đứa hài nhi còn trong bụng mẹ.

Về phía đối phương, chỉ có tên cò Tournier đền tội ác vào ngày sau, ở nhà thương Bạc Liêu.

***

Noc nang thoi cuop can 05

Ngày 17, tháng Tám, năm 1928, Tòa Đại hình Cần Thơ do Chánh án Rozario tuyên xử: Biện Toại, Nguyễn Thị Liễu (em của Toại) và Tia (con trai của Toại) được tha bổng. Cô Nguyễn Thị Trọng, 6 tháng tù (nhưng đã bị giam sáu tháng rồi).

Dân chúng cho rằng: “Đáng lý ra Bang Tắc tức Mã Ngân phải chết thay cho viên cò Tournier”.

Sau khi tranh đấu với tử thần, (bịnh rét rừng), đổ mồi hôi sôi nước mắt khai khẩn đất rừng thành đất canh tác… gia đình Biện Toại lại còn phải tranh đấu giữ đất với bọn người chỉ biết có đồng tiền, dùng thủ tục pháp lý làm thủ đoạn để cướp đất của người dân tay lấm chân bùn.

Tên chánh phạm của tấn kịch đẫm máu này chính là phủ H, là bọn thực dân Pháp và tên Bang Tắc, Mã Ngân.

***

Lịch sử chỉ là điều lập lại. Xưa có bài Vè Đồng Nọc Nạng thời Tây; giờ thời CS có bài Bình ‘Vươn’ Đại cáo!

“…Anh em họ Đoàn, ngăn biển lấp đất/ Mồ hôi chan mặt, máu đổ xuống đầm

Trải mười mấy năm đội đá vá trời/ Nơi Cống Rộc mới tạo thành cơ nghiệp

Than ôi! Cũng do thấy tiền tài hoa mắt/ Bởi nghe điều lợi lộc ù tai/ Bọn cường hào ác bá phủ huyện bàn nhau/ Đem điều lợi nhử quan đầu tỉnh

…Tức nước vỡ bờ, già néo đứt dây/ Bom tự tạo nổ tung, khiếp hồn quân hung bạo

Đạn hoa cải bay vèo, bạt vía lũ cường quyền/ Mất hồn hết vía, kéo nhau lui

Động phách kinh tâm, tìm chỗ nấp…

Thấy đã yên yên, tràn quân tới/ Kéo ập vào nhà, chỗ bỏ không/ Giận đã cành hông, mất mày mất mặt/ Bắt chó, đuổi gà, phá nhà thành bình địa mới đã nư/ Vợ dại, con thơ chúng cũng chẳng từ/ Bụng mang dạ chửa, dùi cui thúc vào bụng…

Trong một phút đất bằng dậy sóng/ Cửa nhà cơ nghiệp bỗng tiêu tan/ Gia đình, vợ con xẻ nghé tan đàn/ Nỗi oan ấy vì ai mà nên nỗi?

Thượng bất chánh, hạ tắc loạn mới lắm dân oan/ Chính sách bậy, lãnh đạo sai mới sinh phản kháng…

…Tội âm mưu chống người thi hành công vụ đã quá rõ ràng/ Tội cố ý giết người, đả thương sai nha khó lòng chối cãi.

Khẩn trương xét xử, tức khắc thi hành/ Xử một răn trăm, để dân oan từ nay hết hòng nhúc nhích!”

Noc nang thoi cuop can 06Đó là chuyện năm 2009, anh em Đoàn Văn Vươn, xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng bị bọn cường hào ác bá cấu kết với tham quan ô lại dồn họ vào đường cùng để cướp đất.

Anh em Vươn quá uất ức đã vác mìn, súng chống lại cả trăm công an, bộ đội.

Sau hơn 4 tiếng đụng độ, kết quả bọn khuyển ưng là 4 thằng Công an và 2 tên bộ đội CS đi nằm nhà thương.

***

Cứ tưởng bắt anh em Đoàn Văn vươn bỏ tù là làm nông dân sợ hãi chùn bước không dám đứng lên để giữ đất. Nhưng chánh quyền CS đã lầm. Tức nước ắt vỡ bờ!

Tại xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông, ngày 23, tháng Mười, năm 2016, khi hơn 30 công nhân công ty Long Sơn vũ trang gậy gộc, khiên chắn, bao đá… đến san ủi, hủy hoại vườn điều, vườn cà phê của người dân.

Noc nang thoi cuop can 07.pngĐặng Văn Hiến và một số nông dân đã dùng súng tự chế bắn cảnh cáo. Nhưng nhóm công nhân Long Sơn vẫn tiếp tục ném đá, tấn công, khiến các nông dân phải bắn trả. Trong vụ nổ súng có 3 người chết tại chỗ và 13 người khác bị thương.

Đặng Văn Hiến sau đó đã bỏ trốn, nhưng nghe lời dụ dỗ của bọn bồi bút báo chí quốc doanh, ông ra đầu thú để được “hưởng sự khoan hồng của pháp luật”.

Sự khoan hồng của pháp luật đó là án tử hình trong phiên xử sơ thẩm hồi đầu năm và tại phiên phúc thẩm ngày 12, tháng Bảy, năm 2018, Đặng văn Hiến lại bị y án tử hình.

“Con ơi nhớ lấy câu này; Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan!”. Chống lại bọn cướp đất mình mà phải bị tội chết chỉ có trong pháp luật của thời cướp cạn mà thôi.

đoàn xuân thu.

melbourne