Một Hình Ảnh Khôi Hài ở Panthéon Paris …

Tiền Lạc Quan

(Nguồn: Đại học Khoa Học Sài gòn – Xuân Quí Tỵ 2013)

Kỷ niệm Paris, người ta thường chụp hình lưu niệm những cảnh đẹp, những di tích lịch sử và văn hóa Pháp như sông Seine, Thánh Đường Notre Dame de Paris, Cung Điện Versailles, Tháp Eiffel, v.v…

Riêng trong Nhóm Cựu Sinh Viên Đại Học Khoa Học Sài Gòn, có Thầy Chí, chị Thanh Bình viết những dòng thơ trữ tình, thương nhớ Paris “Paris je t’aime …”,Tu me manques terriblement …” , … trong hai bài “Trả Lại Paris”, …

Riêng tôi, xin được ghi nhớ Paris qua một hình ảnh khôi hài ở Panthéon, nơi nước Pháp ghi công những nhân vật vĩ đại “AUX GRANDS HOMMES LA PATRIE RECONNAISSANTE”.

Panthéon – “AUX GRANDS HOMMES LA PATRIE RECONNAISSANTE”

(Paris 27 juin 2012)

Photo: Quan Tien

(C’est une vraie photo prise au Panthéon, Paris, nullement créée par Photoshop – Hình chụp tại Panthéon, Paris, không do Photoshop)

Quel Drôle de Chapeau de Jean-Jacques Rousseau !

Une image comique au Panthéon

Quel drôle de chapeau !

De Jean-Jacques Rousseau

Un chapeau conique *

Quelle idée comique !

Pour cette statue, bien sûr qu’il ne soit pas trop lourd

Mais il y avait quelqu’un qui devrait avoir de l’humour

Et qui devrait être si vilain

De le mettre sur la tête d’un grand écrivain !

Pour qu’il soit plus haut

Et peut-être … plus beau !

Ou quelqu’un qui devrait prendre soin de lui ?

Sa tête nue étant exposée jour et nuit

Aux rayons du soleil trop ardents sur la place,

Il pourrait donc tomber malade ?!

Ou quelqu’un si méchant peut-être

Qui avait l’idée de lui afficher une étiquette ?!*

TLQ

(Comme un souvenir de Paris)

Cái mũ thiệt ngộ của Jean-Jacques Rousseau !

Một hình ảnh khôi hài ở Panthéon

Cái mũ này thiệt ngộ !

Của Jean-Jacques Rousseau

Mũ cao cao hình nón ! *

Một ý tưởng khôi hài !

Mũ trên bức tượng này

Chắc rằng không nặng lắm

Nhưng đầu óc khôi hài

Có ai chơi cắc cớ

Đem mũ đội lên đầu

Một nhà đại văn hào !

Để tượng đá thêm cao

Nhà văn thêm bảnh bao … !

Hay có ai lo lắng

Sức khỏe của nhà văn ?

Đầu trần suốt đêm ngày

Trên quảng trường nắng cháy

Sẽ ấm đầu có ngày …?!

Hoặc có thể như vầy :

Chắc có ai quái ác

Chụp mũ đại văn hào ?! *

TLQ

(Một kỷ niệm về Paris)

* Chụp mũ:

Rất khó dịch từ “chụp mũ” sang tiếng Pháp hay tiếng Anh. “Chụp mũ” thường có ý gán cho người ta vào một thành phần xã hội hay một phe phái thường không được tốt. Nhưng những từ “étiquette sociale” hay “social etiquette” trong tiếng Pháp và tiếng Anh chỉ nói người đó thuộc một tầng lớp hoặc thành phần nào đó trong xã hội, thành viên một đảng phái chính trị, …, không nhất thiết là có ý không tốt.

Bữa nay có lẽ “cái mũ” ngộ nghĩnh này đã được lấy xuống rồi, nhưng mấy “thằng Tây” nào đã có ý tưởng khôi hài “chụp mũ” nhà đại văn hào Jean-Jacques Rousseau sẽ không ngờ hình ảnh này sẽ vẫn còn mãi mãi trong … lòng người chụp hình và trong Đặc San Xuân Quý Tỵ, trang mạng Khoa Học Sài Gòn.

Nếu mấy “thằng Tây” có tình cờ đọc được bài thơ tiếng Tây này thì có lẽ cũng tức cười nhưng có thể sẽ không hiểu thấu hai câu cuối:

Ou quelqu’un si méchant peut-être

Qui avait l’idée de lui afficher une étiquette

Tại sao “afficher une étiquette” tức là “dán nhãn”, cho rằng nhân vật thuộc một thành phần xã hội hay một đảng phái chính trị lại là “méchant” (quái ác, độc ác) vì có thể họ không có ý niệm “chụp mũ” như trong ngôn ngữ của “dân An-Nam” ta !

Tiếng Việt cũng có nhiều cái ngộ:

– Người Bắc nói “cái mũ”, người Nam nói “cái nón”.

– Tuy nhiên, về các loại mũ hay nón, có loại gọi là “mũ” hay “nón” đều được, nhưng có loại gọi là mũ, không gọi là “nón” ; và ngược lại, có loại gọi là “nón”, không gọi là “mũ”

Thí dụ: “mũ ni”, mũ của quý vị sư sãi, không gọi là “nón ni”, “nón lá”, “nón bài thơ”, không gọi “mũ lá”, “mũ bài thơ”

– Người ta nói “đội mũ” hay “đội nón”, mà nói “chụp mũ” chớ không nói “chụp nón” !

– Tuy người Bắc dùng chữ “mũ”, nhưng nhiều loại mũ lại gọi là “nón”, thí dụ “nón quai thao”, không gọi “mũ quai thao”, … Ngược lại, tuy người miền Nam dùng chữ “nón” nhưng nhiều loại nón lại gọi là “mũ”, thí dụ “mũ cánh chuồn”, không gọi “nón cánh chuồn”, …

* Hình nón:

Tính từ “conique” tiếng Pháp hay “conical” tiếng Anh chỉ những vật thể có hình chóp nhọn, đáy tròn. Tiếng Việt gọi là “hình nón” chớ không gọi là “hình mũ”.