Thư Nhà Văn Nguyễn Minh Hoàng gởi tác giả (13.03.2010)
Bình Thạnh ngày 13-03-2010
Anh Lạc thân,
Cảm ơn anh không quên người bạn cũ ở xa, thường xuyên gởi cho tôi những lá thơ từ Bắc Úc (1), bây giờ lại còn tặng cuốn “Làng cũ, người xưa” nữa. Sách đọc rất thú vị, lời văn dí dỏm có duyên, thành thật cảm ơn anh lần nữa.
Tuy nhiên cũng phải góp ý với anh ở mấy chỗ
* trang 48 anh ghi “Ở đời có bốn người ngu”. Hồi còn sống mỗi khi kể cho tôi nghe về thú chơi sách, chơi đồ cổ của mình ông VH Sển (2) lâu lâu vẫn cao hứng đọc cho tôi nghe “Ở đời có bốn cái ngu : Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu”. (3)
* trang 52 bài thơ vịnh con cóc của Lê Thánh Tông, câu đầu anh chép “Bố mẹ sinh ra vốn áo sồi”.
Thật ra là “Bác mẹ sinh ra vốn áo sồi”.
Hai chữ “bác mẹ” hình như có niên đại xưa hơn “bố mẹ” hay “thày me” (4). Chắc anh còn nhớ chuyện cô gái người Bắc khéo léo từ chối miếng trầu của hai chàng trai vừa mới quen
… Hai anh mở gói đưa trầu ra ăn
Thưa rằng : “Bác mẹ tôi ngăn
Làm thân con gái chớ ăn trầu người”.
* Ở phần Phụ Lục, bài récitation française (5) Le petit écolier câu thứ 4 của strophe (6) thứ nhì anh chép “Ainsi, mes parents sont contents” (7). Hồi học cours élémentaire hay préparatoire (8) gì đó tôi cũng có học bài thơ nầy, nhưng câu thứ 4 đó lại là
L’an passé, cela va sans dire
J’étais petit, mais à présent
Que je sais compter, lire, écrire
C’est bien certain que je suis grand (9)
Hồi đó học trò cũng có học một bài thơ nầy nữa. Tôi không nhớ cái tít (10) của nó là gì, chỉ nhớ mang máng 2 đoạn thơ 1 và 2.
À cái tít (10) hình như là Ceux que j’aime. (9)
J’aime papa qui toute la semaine
A travaillé pour me gagner du pain
Et qui paraît ne plus de peine
Quand je lui mets un bon point dans la main
x
J’aime maman qui promet et qui me donne
Tant de baisers à son enfant
Et qui si vite lui pardonne
Toutes les fois qu’il est méchant
x
Et j’aime aussi ma grand’mère
Qui sait des contes si jolis
….
Chỉ nhớ tới đây thôi, nếu anh hay người nào khác còn nhớ xin chép tiếp cho bài thơ được đầy đủ. (9)
* Nhơn đọc 3 couplets (11) của bài Sinh Viên Hành Khúc, tôi nhớ hồi trước khoảng năm 1942 – 1943 gì đó toàn quyền Decoux (12) có giao cho tay đại tá Ducoroy (13) thành lập phong trào thanh niên / sinh viên Đông Dương gì đó và để contrebalancer (14) ảnh hưởng của bài hát của Lưu H. Phước (15) người Tây cũng có bài Tiếng gọi sinh viên lời bằng tiếng Pháp.
Tôi chỉ nhớ có 4 câu đầu
Étudiants, du sol l’appel tenace
Pressant et fort retentit dans l’espace.
Des côtes d’Annam aux ruines d’Angkor,
À travers les monts, du Sud jusqu’au Nord (16)
Anh thử hỏi trong lớp bạn già của chúng ta, những người cỡ 80 xuân xanh trở lên xem có ai còn nhớ đầy đủ bài Tiếng gọi SV bằng tiếng Pháp đó không? Nếu có thì may lắm. Đó cũng là 1 tài liệu quí. (16)
Hôm nọ chị Hạnh và thằng cháu Phước về Saigon chơi có viếng thăm hai đứa tôi. Chị Hạnh nói là từ Canada qua Úc rồi ở Úc nghe nói là bay về Saigon chỉ mất có 8 tiếng đồng hồ, chị và thằng cháu Phước bay về đây thăm bà con bạn bè. Không biết lúc lưu trú trên đất Úc chị có đến thăm anh chị không? (17)
À mà còn quên. Tôi phải khen thằng cháu Toto (18) một câu về bản dịch tiếng Anh Ông đồ của nó. Anh cũng biết là tôi rất phục dịch giả người Pháp Fouiswair khi đọc : Âmes de mille années passées, Où s’en sont elles envolées? (19) Thì bây giờ đọc Oh souls of passed milliennia, Where have you gone throughout eras? (20) tôi cũng phục ngang như vậy.
Thôi dài rồi ; thăm anh chị và mấy cháu khỏe, vui.
(Ký tên: Nguyễn Minh Hoàng)
________________________________
(1) Những lá thư từ Bắc Úc
Khi song thân chúng tôi được sang Úc đoàn tụ với chúng tôi vào tháng 08 năm 2004, ngoài những thơ thăm hỏi bà con bạn hữu còn ở quê nhà và đã định cư nhiều nơi trên thế giới, thân phụ chúng tôi bắt đầu viết Những lá thư từ Bắc Úc kể lại những điều mắt thấy tai nghe và những cảm nhận khi đặt chân đến xứ lạ quê người.
Những lá thư từ Bắc Úc viết như kiểu “feuilleton”, không nhất thiết phải viết và gởi đi mỗi tuần, mà có thể viết lai rai và gởi đi khắp nơi khi nào viết xong và lúc nào thuận tiện. Những bài viết này được in ra để gởi qua đường bưu điện và “electronic copies” dưới hình thức “attachments” đính kèm qua điện thư gởi đến bà con thân hữu.
Tập Những lá thư từ Bắc Úc gồm khoảng 20 bài viết ngắn.
– Cảm nhận ban đầu
– Nhà ở
– Sức khỏe là vàng
–Chuyện ăn uống
– Thư Viện Darwin
– Thơ số 6: Chuột ở Úc Châu
Gởi bài “Năm Chuột nói một vài chuyện về chuột ở Bắc Úc” của Tiền Lạc Quan
(Đã đăng trong Đặc San Trà Vinh số 8, Xuân Mậu Tý 2008, trang 135-139)
– Nhà quê lên tỉnh
– Hai món hàng đặc biệt
– Vui với cỏ cây
– Gương hiếu học
– Trong nỗi kinh hoàng
– Giữ gìn tâm trí
– Cái nón
– Ấm lòng nơi xứ lạnh
– Dưới chân núi tuyết
– Đất lành
– Good earth gathers birds
(2) VH Sển: Vương Hồng Sển
Vương Hồng Sển (1902 – 1996), bút hiệu Anh Vương, Vân Đường, Đạt Cổ Trai, là một nhà văn hóa, học giả, nhà sưu tập đồ cổ Việt Nam. Ông được xem là người có hiểu biết sâu rộng về miền Nam và rất được kính trọng trong giới sử học và khảo cổ ở Việt Nam.
Tiểu sử:
Vương Hồng Sển sinh ngày 27 tháng 9 năm 1902 (Theo giấy khai sinh thì ông sinh ngày 4 tháng 11 năm 1904 -theo bản sao bằng Pháp văn trong Hơn nửa đời hư), tại Sóc Trăng, mang 3 dòng máu Kinh, Hoa và Khmer, tên thật là Vương Hồng Thạnh (Vương Hồng Thịnh), khi làm giấy khai sinh người giữ sổ lục bộ ghi nhầm là Sển (theo cách phát âm tiếng Triều Châu).
Trích Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vương Hồng Sển – Wikipedia tiếng Việt
(3)
Ở đời có bốn cái ngu :
Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu
Khi xưa chúng tôi có nghe:
“Làm mai, mượn nợ, gác cu, cầm chầu”
Lãnh nợ hay mượn nợ là mượn tiền giùm người quen. Khi người ấy không trả được thì mình lãnh đủ!
(4)
thày me
Khi xưa viết chữ “thày”, vần “ay”, không có dấu ^
Ngày nay viết “thầy”, vần “ây” có dấu ^
(5) récitation française: bài tập đọc và thuộc lòng bằng tiếng Pháp, thuờng là một đoạn thơ ngắn
(6) strophe: đoạn thơ, khổ thơ
(7) Ainsi, mes parents sont contents
Tạm dịch: Bố mẹ em cùng hài lòng như thế
(8) cours élémentaire: Lớp Sơ Đẳng (Lớp Ba, nay là Lớp 3)
cours préparatoire: Lớp Dự Bị Lớp Dự Bị (Lớp Tư, nay là Lớp 2)
Theo Bộ sách Quốc-Văn Giáo-Khoa Thư do các ông Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc và Đỗ Thận biên soạn, Nha Học-Chính Đông-Pháp xuất bản năm 1935.
Gồm 3 bộ:
– Cours enfantin: Lớp Đồng-Ấu (Lớp Năm, nay là Lớp 1)
– Cours préparatoires: Lớp Dự Bị (Lớp Tư, nay là Lớp 2)
– Cours élémentaire: Lớp Sơ Đẳng (Lớp Ba, nay là Lớp 3)
Xem Làng cũ – Người Xưa, Chương XVII “Ngôi Trường Làng”, trang 123, đoạn 1.
(9)
Ceux que j’aime
Xin tạm dịch: “Những người em yêu mến”
Xem bài thơ
Diapositive 1 (ac-versailles.fr)
Ceux que j’aime
Poème pour la fête des mères
J’aime maman, qui promet et qui donne
Tant de baisers à son enfant,
Et qui si vite lui pardonne
Toutes les fois qu’il est méchant.
J’aime papa, qui, toute la semaine,
Va travailler pour me donner du pain,
Et qui paraît ne plus avoir de peine
Quand je lui mets un bon point dans la main.
Et j’aime aussi bonne grand’mère,
Qui sait des contes si jolis,
Et j’aime encor mon petit frère,
Qui me taquine quand je lis.
L. Trautner
(10) cái tít: tiếng Pháp “titre”, tựa đề bài
(11) couplets:
Đoạn thơ, đoạn nhạc
(12) Toàn Quyền Decoux
Jean Decoux – Wikipedia tiếng Việt
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Jean Decoux (5 tháng 5 năm 1884, Bordeaux – 21 tháng 10 năm 1963, Paris) là Toàn quyền Đông Dương thuộc Pháp giai đoạn 1940-1945, đại diện cho chính phủ Vichy Pháp.
Vốn là sĩ quan hải quân, năm 1939 ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh hải quân khu vực Viễn Đông. Năm 1940 ông được bổ nhiệm làm Toàn quyền Đông Dương. Nhiệm vụ của Decoux ở Liên bang Đông Dương là đảo ngược chính sách nhượng bộ đối với Nhật Bản của Toàn quyền tiền nhiệm là Georges Catroux, nhưng thực tế chính trị sớm buộc ông phải tiếp tục theo con đường của người tiền nhiệm.
(13) Maurice Ducoroy
Maurice Ducoroy – Wikipedia tiếng Việt
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Maurice Ducoroy (1895-1960) là một Đại tá Hải quân Pháp. Ông từng phục vụ chính quyền thuộc địa ở Đông Dương và từng giữ chức Tổng ủy viên Thể thao và Thanh niên Đông Dương, có nhiều đóng góp cho sự phát triển thể dục thể thao của thuộc địa Đông Dương nửa đầu thập niên 1940.
(14) contrebalancer:
Lời ca tiếng Pháp nhằm giảm bớt ảnh hưởng của lời ca tiếng Việt
(15) Lưu H. Phước
Nhạc Sĩ Lưu Hữu Phước
Lưu Hữu Phước – Wikipedia tiếng Việt
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lưu Hữu Phước (12 tháng 9 năm 1921 – 8 tháng 6 năm 1989) là một nhạc sĩ người Việt Nam. Nghệ danh: Huỳnh Minh Siêng, Long Hưng, Anh Lưu, Hồng Chí. Ông là tác giả của những bài hát có tầm ảnh hưởng thời Chiến tranh Việt Nam.
(16)
La Marche Des Etudiants – Pho Kim Yến – NhacCuaTui
Lời bài hát đăng bởi: phokimyen Pho Kim Yến
Tiếng gọi thanh niên – Wikipedia
La Marche des Étudiants (1939)
Étudiants ! Du sol l’appel tenace
Pressant et fort, retentit dans l’espace.
Des côtes d’Annam aux ruines d’Angkor,
À travers les monts, du sud jusqu’au nord,
Une voix monte ravie:
Servir la chère Patrie !
Toujours sans reproche et sans peur
Pour rendre l’avenir meilleur.
La joie, la ferveur, la jeunesse
Sont pleines de fermes promesses.
Chorus.
Te servir, chère Indochine,
Avec cœur et discipline,
C’est notre but, c’est notre loi
Et rien n’ébranle notre foi !
(17)
Bạn của Ba Má chúng tôi ở Canada sang Úc, đến Adelaide là Thủ Phủ của Tiểu Bang Nam Úc (South Australia), cách Darwin Bắc Úc đến hơn 3 ngàn cây số (khoảng 4 giờ bay), nên không tiện đến Darwin.
(18) Toto: Phát âm theo tiếng Pháp “Tô-tô”. Tên gọi ở nhà của chúng tôi hồi nhỏ
(19)
Bản dịch tiếng Pháp bài Ông Đồ của Vũ Đình Liên: “Le Vieux Lettré”
Xem Phụ Lục quyển Làng cũ – Người xưa, trang 205
(20)
Bản dịch tiếng Anh bài Ông Đồ của Vũ Đình Liên: “The Old Scholar”
Xem Phụ Lục quyển Làng cũ – Người xưa, trang 206