La Distintion de Race au Lycée Petrus Ký

(Nguồn: La Lutte số 129, ngày 25-2-1937) 

Sưu Khảo: Võ Phi Hùng (PK 67-74)

Phỏng dịch: Lâm Thuỵ Phong (PK 64-71)

Lời giới thiệu:

Nhờ đọc qua thư mục của sử gia Daniel Hemery biên soạn cho tờ báo La Lutte phát hành tại Saigon trong những năm 1933 – 1938, tôi tìm được hai bài báo có liên quan đến Lycée Petrus Ký:

1.  La Distintion de Race au Lycée Petrus Ký, đăng trên số báo 129, ra ngày 25-2-1937

2.  La Terreur du Lycée Petrus Ký (1937), trong số 135, ngày 18-3-1937

Thật may mắn vì sau đó tôi đã xin được hai số báo trên từ cô Trần Mỹ Châu, con gái út nhà báo và nhà cách mạng Trần Văn Thạch.   Vì không hiểu tiếng Pháp, tôi đã đánh máy lại nguyên bài và dùng Google Translate dịch sang tiếng Anh để hiểu nội dung, rồi nhờ anh Lâm Thuỵ Phong (PK 64-71) phỏng dịch sang tiếng Việt.

Mục đích phổ biến bài báo “La Distintion de Race” này trước là để ghi nhận thêm một trường hợp, và hy vọng chỉ là số ít, của người Pháp không xứng đáng nhận danh khai phá, mang nền văn minh Tây phương đến hướng dẩn, soi đường cho dân Việt.  Họ đã không làm tròn bổn phận của nhà giáo và lại có thái độ khinh khi học trò.   Đây không phải là lần duy nhất, vì trước đây đã được bác Lê thị Hàn (LPK 1938-1942) trong bài “Cảm tưởng của một nữ sinh bước vào trường Nam” cho ta biết phần đông các thầy dạy học ở Lycée Petrus Ký rất siêng năng, nghiêm chỉnh và đúng chương trình.  Thế nhưng, chị lại gặp phải thầy Cosserat của môn Hoá học hay mỉa mai học trò, thầy môn Anh văn thỉnh thoảng say rượu ngã gục ngay trên bàn, và ông thầy môn Pháp văn chỉ toàn dạy Fables de La Fontaine chứ không gì khác hơn.

Trong bài kế tiếp về “La Terreur Au Lycee Petrus Ký”,  tôi cần thu thập thêm tài liệu để cho biết thêm chuyện gì đã xảy ra trước đó ở một trường bạn và làm ảnh hưởng đến hành động của các học sinh Lycée Petrus Ký, xin mọi người đón đọc.

Võ Phi Hùng (PK 67-74)

17-11-2022

***

La distintion de race au Lycée Petrus Ký

Que voulez-vous que je leur enseigne, s’ils ne maiming pas”, a dit un peneur antique.  Et c’est la base méme te toute pedagogie.

Nous nous faisons un plaisir de le rappeler au souvenir de M. Gaudry, professeur au Lycée Petrus Ký.  La vie facile dans les colonies a rendu celui-ci tellement heureux qu’il oublie son devoir et le travail.

Il traite en effet ses élèves de sale race annamite.  Pour un éducateur, un pareil langage est absolument indigne d’autant plus que les élèves de ce pays astreints a un regime d’oppression inhumain n’ont jamais le droit de repondre.  Si non, M. Gaudry audrait connu la réciproque.  Mais loin de faire la quest on de race notre principe, nours livrons ce professeur à l’espirit étroit au tribunal de ses chiefs.

Ce que nous ne comprenons pas chez cet éducateuur indigne, c’est son obstination à ne pas voulois corriger les devoirs de ses élèves.  Sur 30 remis, la moitié seilement a bénéficié de son attention parce qu’il s’agit du travil des éleves “recommandés”.

En plus de cette insconsience voulue, M. Gaudry ne vient que très rarement en classe, mais sans faulte le jour de paye.  C’est très humain.

Cependant dans le cadre de société indochinoise des fonctionaires comme M. Gaudry se metent d’emblée en dehors.  Nous avonds besoin des professeurs qui travillent, qui aiment notre jeunesse.  Les gens mal élèves et paresseux n’ont qui rester chereux.

***

Phỏng dịch: Lâm Thuỵ Phong (PK 64-71)

Ông muốn tôi dạy họ chuyện gì, nếu họ không yêu tôi ? “Một nhà tư tưởng xưa đã nói. Và đó chính là nền tảng của tất cả môn sư phạm.”

Chúng tôi vui mừng nhắc lại điều này trong kỷ niệm của ông Gaudry, Giáo Sư của trường Petrus Ký. Cuộc sống dễ dàng tại các thuộc địa đã khiến ông vô cùng sung sướng đến nỗi quên đi bổn phận và công việc.

Ông thật sự xem học trò của mình là một chủng tộc Annamite dơ bẩn. Đối với nhà giáo dục, thứ ngôn ngữ như vậy tuyệt đối không xứng đáng và nhứt là trước những học sinh của đất nước phải sống dưới một chế độ áp bức, vô nhơn đạo và họ không bao giờ có quyền đáp trả. Nếu không, ông Gaudry sẽ nhận được lời trả đũa tương xứng và ngang tầm. 

Tuy nhiên, không muốn chủ đề về chủng tộc trở thành nguyên tắc để tranh luận, chúng tôi trả vị giáo sư với đầu óc hẹp hòi này ra trước tòa án của người cấp trên của ông ta. 

Điều làm chúng tôi không hiểu nơi nhà sư phạm bất xứng này, là sự cố chấp không muốn chấm bài tập cho học trò của ông. 

Trên 30 bài nộp, chỉ có phân nửa được ông chiếu cố vì đó là những học sinh được “giới thiệu”. 

Thêm vào tinh thần vô ý thức do ý muốn, ông Gaudry hiếm khi đến lớp,  nhưng chắc chắn không vắng mặt trong ngày trả lương. 

Rất là con người ! 

Tuy nhiên trong bối cảnh của xã hội Đông Dương, những công chức như Gaudry đã tự ý đứng ngoài lề. Chúng ta cần những vị thầy làm việc, yêu tuổi trẻ. Những kẻ mất dạy và lười biếng chỉ nên ở nhà của họ.

Báo La Lutte số 129 ngày 25-2-1937, trang một

Bài “ La Distintion de Race au Lycée Petrus Ký” bên trên, góc mặt