Bịnh Quái Dị Hay Bướu Huyền Bí Trên Mặt
Bác sĩ Phan Giang Sang
(trích TUYỂN TẬP PHAN GIANG SANG III – Y HỌC VÀ ĐỜI SỐNG 2016)
(Thật ra chúng tôi không muốn viết ra bài này từ 4 năm qua, nhưng nay phải viết để cảnh báo bà con về việc ăn uống cho lành mạnh)
Hôm nay có một bịnh nhân kỳ lạ, mặt âu sầu buồn bã, đến khám bịnh mà gây gắt khó chịu, không chịu cho khám. Anh ta cho biết: Tôi mắc một chứng bịnh kỳ quái đã mấy tuần nay rồi, và đi nhiều BS, NS Việt, Tàu, Tây rồi, họ đã xem rồi, cũng có cho thuốc uống mà không hết.
Sở dĩ anh ta đến khám bịnh vì trên mặt, phía gò má phải có cái gì làm cho sưng má, nó xì lên xệp xuống, ngứa ít mà đau đớn khó chịu nhiều hơn. Vì nó quái lạ làm anh đau khổ, bực dọc như điên. Anh ta cho biết nó rất kỳ lạ và ma quái, lúc ở chỗ này, lúc chỗ khác, khó chịu đã mấy tuần qua. Anh ta đã quá đau khổ, chán chường, nên hoàn toàn mất hết niềm tin và hy vọng. Anh ta bực mình không còn tin tưởng Bs, Ns nữa, vì đã có cả chục ông, đủ sắc dân, ông nào cũng cho đau răng hàm, cho chụp XR, rồi siêu âm, thử máu mà chả tìm được gì cả. Họ định bịnh là nhiễm trùng răng hàm nên cho trụ sinh thôi nhưng không hết.
Ông Bs lấy làm lạ! Không cho khám, không cho thử nghiệm thì làm sao biết bịnh gì mà trị. Chỉ có trời mới biết thôi! Nhưng không thể nào chào thua, Bs đành dụ anh ta ngồi xuống đi, thông thả một chút.
– Thôi em ngồi xuống cho tôi coi.
Thế là ông xem mặt, rờ má, rồi mang bao tay sờ hàm, nướu răng, bóp má bằng hai ngón tay trong và ngoài (bimanual examination). Sờ thấy có cái gì nho nhỏ mềm, chạy như chuột (giống như mouse lump hay fibro adenoma trong vú mấy bà) không nắm giữ được.
Anh ta nói mấy Bs kia đâu có khám, chỉ ngó thôi. Phải chăng họ coi tôi như quái vật, ghê gớm?
Bs nói thôi được rồi.
– Bây giờ tôi hỏi em vậy chớ gần đây em có về Việt Nam không?
– Không.Em trả lời cụt ngẳn, như hờn mát.
Bs chưa thôi, hỏi thêm:
– Vậy gần đây em có ăn đồ sống sít không?
– Có, Mấy tháng trước có đi qua Perth câu cá. Em câu được con cá… trông thấy trắng ngon quá. Hai vợ chồng làm gỏi ăn tuyệt ngon.
Ông nghĩ, ăn cá ở Úc, đất nước văn minh sạch sẽ ngoài biển khơi, đâu có cái gì mà lo ngại, đâu có nghe ai ăn gỏi mắc bịnh đâu?
Vậy cái quái gì đây??
Như chực nhớ cái gì, Bs già phát lên: Ðúng rồi. Ðó là một loại lải.
Mà con lải này rất khó trục ra, muốn xổ ra phải dùng thuốc cực mạnh. Tôi không dám biên toa. Hay em chờ tôi một chút.
Ðã trên 12 giờ trưa thứ Bảy, ông Bs gọi điện thoại Bs M. N., GS chuyên về đường ruột của bịnh viện Concord đang khám bịnh tại Cabramatta, trình bày và nhờ ông xem và cho toa thuốc luôn.
Ông hết sức vui mừng, hỏi vậy bây giờ bịnh nhân có ở phòng mạch không?
Bs nói có. Ông rất nhiệt tình bảo cho em gặp ông ngay.
Thế là Bs viết thơ nói rõ câu chuyện cho ông, rồi đưa cho em sang gặp GS chuyên khoa về ruột ngay, vào ngày 22/12/12.
Vì bận, nên chỉ xem thơ đã tường trình rất đầy đủ, triệu chứng trên mặt, bịnh nhân ăn gỏi cá câu bên Perth mấy tháng trước vân vân…
G.S biên toa đặc biệt (Authority) Ivermectin dặn cách uống.
Em ra nhà thuốc Tây mua có 2 viên thuốc.
Về nhà uống hết 2 viên thuốc, sáng ra mặt bên phải xưng to hơn, đau nhói hơn ở môi trên vảnh lên, mặt mày xấu xí.[1]
Chịu không nổi, em tức mình lấy cây nhím khều khều thì trời ơi: có con lải ngo ngoe chui ra. Ghê sợ quá! Không biết mình là cái gì mà có con quái vật ngo ngoe chui ra! Em hoãng hồn, mau mau lái xe chạy thẳng vào phòng cấp cứu BV Liverpool. Bs ở đây có lấy mẫu máu và chất nhờn chỗ lải chui ra của môi thử nghiệm, rồi cho biết em uống thuốc chưa đủ, nên cho em thêm một toa thuốc khác Albendazole để uống thêm mấy ngày nữa.
Sau khi uống hết thuốc, em mừng rỡ trở lại gặp Bs già cám ơn và trình bày sự việc.
Bs lại hỏi:
– Bs ở Bịnh viện Liverpool cho thuốc có nói gì không? Có cho biết là lải gì không?
– Không.
– Còn con lải và hình chụp đâu cho tôi xem?
– Quên không có giữ.
Bs nói không được,
– Em phải ngồi xuống cho tôi khám.
Em rất ngạc nhiên.
– Khám gì đây bác sĩ???
– Thì cứ ngồi.
Bây giờ em mới tin và ngoan ngoản ngồi xuống cho ông Bs xem.
Trước hết ông vạch mắt khám xem coi có đỏ, có cái gì lạ không? Thấy bình thường, không đỏ.
Lạ nhứt là ông yêu cầu em cổi áo, vạch lưng ra coi có gì hay không trên lưng mới lạ nữa?
Em lấy làm lạ hỏi tại sao xem mắt và vạch lưng xem chi vậy?
Ông giải thích là con gnathostomias lớn ra, nhưng con nhỏ có thể ở trong mắt làm mắt đỏ, nhưng trứng của nó sẽ nằm dưới da. Nếu còn nó sẽ thành những mụt nho nhỏ dưới da ở lưng, phải mổ lấy ra mới hết được.
Anh ta quá sợ, chạy thẳng vào BV Westmead gặp ông Bs D. M, ông Bs nầy chuyên về bịnh nhiệt đới (Tropical diseases), hỏi sao ông GP mầy biết con lải nầy vậy? Tất cả điều này cho ta thấy, khám bịnh mà không hề hỏi bịnh sử, đời sống, tập quán của bịnh nhân cho kỹ lưỡng mới đưa tới sai lầm. Có cái là anh ta khai rõ từ đầu mà không ai để ý, hay nghe mà không hiểu về bịnh nhiệt đới dầu họ từ Việt Nam qua. Khối u xì lên xệp xuống, khi ở chỗ này chạy qua chỗ khác, tức nó có đường hầm chui qua chui lại. Mọi việc cho thấy rõ đây là sán lải đặc biệt. Ngày nay thử máu thường có eosinophil lên cao, phải nghĩ tới dị ứng, lải. Nếu thử trị lải và dị ứng vẫn cao xin thử lải bằng serum như Bác sĩ D. M.
Bs D.M còn nói tôi gặp lần đầu tiên trên đời, và xin em hết tài liệu, hình ảnh từ đầu để viết bài cho sinh viên y khoa. Ông cho em thử nghiệm máu nữa. Khi có kết quả thử từ trung tâm bên Thái Lan cho biết là đúng Gnathostomiasis, ông mới lấy sách trình bày cho em biết, đoạn ra toa thuốc và khuyên phải uống thêm một toa thuốc 21 ngày để trục hết trứng, mầm móng của loại lải rất hiếm thấy và dai dẳng trong người, dưới da, trong mắt. Nó có thể đi chỗ này sang chỗ khác bằng đường hầm ngầm như trường hợp của em.
Cuối cùng ông không quên khuyên em hãy từ bỏ thói quen ăn đồ sống rất nguy hiểm.
Câu cá là một thú tiêu khiển và thể thao thanh cao mà người mình ưa thích. Câu chơi không nói gì, nếu muốn ăn xin hỏi phòng thông tin hay người địa phương trước, chớ không phải thấy ngon rồi ăn. Tốt nhứt là không nên ăn gỏi, sushi hay sashimi mà phải nấu, nướng cho thật chín!
Cũng thật tình mà nói, đây là lần đầu tiên trong 50 năm hành nghề y sĩ. Có chăng lúc 1945 khi má tôi lể lưng cho anh Ngầu cháu của má tôi bị đau mắt đỏ, nhỏ thuốc không hết, mà má tôi chỉ lể mục gì đó trên lưng là hết, vì xưa kia má tôi có theo ông ngoại làm thầy thuốc từ bên Tàu qua.
Phải chăng nó nằm trong tiềm thức 70 năm nay mới tìm thấy?
Ở Việt Nam cũng có bịnh này nằm trong khoé mắt do GS Nguyễn Ðình Cát viết trước 1975, do dùng ếch nhái, cá vân vân.
Bịnh này có ở các nước Ðông Nam Á như: Trung Quốc, Việt Nam, Phi Châu, Nam Mỹ, Trung Mỹ… không nghe nói ở Úc

[1]xin giải thích: môi sưng là vì phản ứng, eosinophilic reaction trong máu gia tăng, có thể lúc thử máu nó gia tăng mà Bs không biết hay không để ý. Thí dụ: Trứng lải trong phổi cũng làm eosinophile tụ lại, chụp XR phổi thấy có đốm dễ lầm lẫn với phổi nám, trong trường hợp bịnh lao gọi là Loffler syndrome