Ăn Cá Bị Ngộ Độc
Bác sĩ Phan Giang Sang
(trích TUYỂN TẬP PHAN GIANG SANG III – Y HỌC VÀ ĐỜI SỐNG 2016)

Trong lúc mọi người đang tìm cách ăn uống sao cho giảm cân, khỏe mạnh, thông minh, tránh bịnh tật, nhứt là giảm mỡ trong máu sẽ bớt nguy hại tim mạch, thì báo chí lại đăng tin giật gân làm mọi người hết sức hoang mang ‘Có tin đồn cho cá là nguyên nhân làm tổn hại não và thận’? Tại sao có tin đồn kỳ lạ nầy làm ai nấy cũng lo sợ, rồi sẽ ăn thức ăn nào cho an toàn đây? Thật là kỳ lạ.
Thật ra viêc nầy đã biết từ lâu, nhưng vì lợi nhuận người ta làm ngơ. Ăn cá nhiều dễ bị ngộ độc chất thủy ngân (mercury). Khi bị ngộ độc chất mercury rất tai hại cho tâm trí, ngu đần, tật nguyền. Có câu chuyện thương tâm của một gia đình bất hạnh bị ngộ độc vì ăn cá, được Giáo sư Stephen Corbett đăng trong The Medical Journal of Australia mấy năm trước đây. Một gia đình Trung Quốc lần lượt mang con vào Bịnh viện Nhi đồngWestmead để điều trị. Họ cho biết là con họ đều được nuôi rất kỹ theo truyền thống Trung Quốc, chỉ cho ăn toàn bằng cháo cá sau khi thôi bú mà sao chúng cứ đau bịnh kỳ cục hoài?Chúng bị bịnh về thể chất đã đành mà còn tâm trí và thần kinh nữa,
- đứa thứ nhất, 2 tuổi có tánh bạo động. Em ăn cá Salmon, barramundi, snapper ít nhất là 5 lần một tuần: thử nghiệm cho thấy độ thủy ngân cao trên độ an toàn ba lần!
- đứa thứ hai 3 tuổi thì chậm nói, có hành động của triệu chứng tự kỹ ám thị (autism). Ðứa nầy thích ăn cá barramundi, sea perch, salmon và rock cod 6 lần một tuần. Nó có nồng độ thủy ngân trên 7 lần độ an toàn! Chỉ ngừng cháo cá có 2 tuần thôi, nồng độ thủy ngân xuống còn 2 lần.
- Ðứa thứ ba 15 tháng, ăn salmon 5 lần một tuần, có độ thủy ngân cao hơn ba lần.
- Riêng cha của chúng than ngứa ngáy, đau bụng, tiêu chảy. Ổng cũng bị ngộ độc thủy ngân luôn.
Mới đây bên Canada (2013), có trường hợp ông Tổng giám đốc rạp ciné Imax, Richard Gelfond, đang chạy bộ tự dưng thấy choáng váng, chóng mặt muốn té. Ông cảm thấy yếu đi, vợ ông dìu ông qua đường. Hàng lô thí nghiệm không đem lại kết quả gì hết. Cuối cùng ông khai báo là ông chỉ độc nhứt ăn cá thôi. Thế là cuộc thử nghiệm hướng về ngộ độc chất thuỷ ngân.
Theo khoa học gia về Food Standard Australia New Zealand (FSANZ), Tiến sĩ Marion Healey thì ăn cá rất an toàn, chỉ trừ vài loại cá không nên ăn lúc mang thai. Cá càng to, càng sống lâu năm thì lượng thủy ngân càng gia tăng thêm. Họ chỉ nên ăn 1 lần mỗi 2 tuần như cá mập (shark), cá dao (swordfish), marlin, broadbill, seaperch và catfish.
TS cho thai phụ ăn 95g cá tuna một ngày cũng an toàn. Cá mòi hộp an toàn vì nó bị bắt lúc dưới 1 tuổi. Tốt nhứt là cho họ ăn một tuần 2 lần thôi, và phải luôn luôn thay đổi các loại cá.
Lượng cá ăn được | Ít thủy ngân | Nhiều thủy ngân |
Thai phụ | 1 mỗi lần 150g | 2 tuần 1 lần |
Trẻ <6 tuổi | 1 hay 2 lần 1 tuần 75g | 2 tuần 1 lần |
Người lớn | 2hay 3 lần 1 tuần 150g | 2 tuần 1 lần |
Bác sĩ Szabo cho biết các loại cá có ít thủy ngân như: bream, rainbow, trout, flathead, kingfish, tuna và salmon. Các chuyên gia cũng khuyên nên kiểm soát lại loại cá đông lạnh có đúng không. Nếu nghi ngờ có sự tráo trở và xuất xứ của nó thì đừng mua.
Bà Linda Greer, Hội đồng bảo vệ tài nguyên Quốc gia Hoa Kỳ, cho 70% lượng cá của Mỹ là nhập từ ngoại quốc. Còn Viện Nghiên cứu sinh học, thuộc tiểu bang Maine, Hoa Kỳ, cho biết 84% lượng cá trên thế giới bị nhiễm thủy ngân đủ nguy hại cho sức khỏe người ăn cá.
Ngộ độc chất thủy ngân rất tai hại cho sức khoẻ, nhứt là thai phụ và trẻ em. Thật là rắc rối vì chúng ta không chỉ bị ngộ độc chất mercury bằng cách ăn uống thôi đâu. Chúng ta cũng có thể bị ngộ độc bằng cách ngửi hơi của nó, hay sống trong môi trường có ô nhiễm nó.Vậy chúng ta phải làm sao đây để tránh hiểm họa của nó?
Ngộ độc thủy ngân
Thủy ngân thuộc kim loại, nhưng nó rất đa dạng, nó có thể là chất lỏng, chất hơi hữu cơ hay vô cơ. Nếu là chất hơi, nó có thể được thần gió mang đi thật xa, và ở lại trong không khí một thời gian rất lâu.
Nó rất thông dụng trong Y khoa. Chúng ta dùng làm thuốc sát trùng. Vì nó màu đỏ nên gọi là thuốc đỏ. Trầy trụa, đứt tay chân đều lấy thuốc đỏ thoa vô. Ngày nay người ta biết nó độc quá nên không còn dùng nó nữa mà thế bằng betadine. Mắc bịnh giang mai cũng dùng thuốc có thủy ngân. Nó làm sưng nướu và đau răng.
Nó được dùng rất nhiều trong kỹ nghệ pha chế sơn dầu, đồ mỹ phẩm, đồ gia dụng như bình thủy, kiếng xem mặt, nhiệt độ kế, máy đo máu, bóng đèn neon (thể hơi), pin…
Trong nông nghiệp, dùng để pha chế thuốc trừ sâu.
Chính vì vậy mà nếu ta không kiểm soát chặt chẽ, để các hãng xưởng phế thải vật liệu bừa bãi, dễ gây nguy hại môi sinh, gây ngộ độc đưa tới bịnh tật, dị tật và chết chóc.
Nguy hại nhứt ở các nước mới phát triển, kỹ nghệ mở mang như nấm, xây cất nhà máy bừa bãi, không có quy hoạch như Nhựt sau 1945, các nước khác gần đây như Trung Quốc, Việt Nam… chẳng hạn. Ðộc tố thải vào sông, ra biển làm cá sông, cá biển ngộ độc cả, rồi ta bắt cá ăn, nên chúng ta và con cháu cũng bị ngộ độc luôn!
Hiện tượng Minamata Bay
Thoạt đầu không ai biết tại sao vùng vịnh Minamata trù phú lại trở nên tiêu điều, hoang vắng như thành phố chết. Dân cư ở đây trở nên yếu đuối bịnh hoạn. Con cái họ cũng bịnh tật đủ thứ, không phát triển thể chất và trí năng. Sau đó người ta mới phát hiện ra nguyên nhân là chất methyl mercury phế thải ra sông rạch rồi chảy ra biển, để rồi cá ăn. Ngư dân đi đánh cá, bắt cá ngộ độc thủy ngân đem về ăn, bán cho dân địa phương ăn. Thành ra cả vùng vịnh bị ngộ độc mà không biết.
Ðây là hậu quả của nền kỹ nghệ phát triển vô trật tự của buổi ban đầu bên Nhựt sau Ðệ II Thế chiến.
- Chúng ta có thể ngộ độc thủy ngân bằng cách ngửi hơi mercury vào phổi. Có từ 80-100% hơi vào máu, rồi qua màng não để tác hại não bộ, qua lá nhau để tác hại thai nhi, qua sữa tác hại trẻ thơ. Cho tới giờ nầy có nhiều người Việt chúng ở đây, chưa biết tai hại của nó cứ dùng thuốc đỏ quẹt lên vết thương lớn và hở: tức tự cho độc tố vào máu huyết. Thật là nguy hiểm.
- Lỡ sờ mó thủy ngân, nó sẽ lăn qua lăn lại tròn vo như hạt nước, như hòn bi trong lòng bàn tay rất thích thú. Hãy coi chừng vì nó có thể ngấm thấu qua da đấy!
- Ăn phải thực phẩm có thủy ngân như cá, sẽ hấp thụ rồi vào máu.
Khi vào cơ thể, nó ở trong cơ thể thật lâu, tới 60 ngày mới bài tiết ra. Nó sẽ tồn trữ trong thận, gan, tuỵ tạng và xương.
Triệu chứng
Khi bị ngộ độc thủy ngân sẽ có các triệu chứng như sau:
- Ruột: Ðau bụng, tiêu chảy.
- Phổi: Làm viêm phổi, phế viêm pneumonitis, nguy hiểm nhứt là suy phổi, khó thở.
- Khi chui vào não: Nó làm run tay, bẳn hẳn khó chịu, mỏi mệt, biếng ăn, mất ký.
- Thể hơi có thể vào trung khu thần kinh lại gây ra trạng thái kích thích (erethism), nhạy cảm, mất trí, sợ sệt, mất ngủ, run tay (delirium) đưa tới mê sảng do rối loạn cấp tính của quá trình tâm thần, điên khùng.
- Tiêu hóa làm chảy nước miếng, viêm nướu răng, rụng răng, miệng lở loét. Trông giống như phản ứng phụ của chích 1914, tức thủy ngân để trị bịnh giang mai. Thuốc nầy đã vào bảo tàng viện y học từ ngày thuốc Penicillin ra đời!
- Thận bị hư hại vì tiểu quản hư đưa tới hội chứng hư thận (nephrotic syndrome)
- Trong thời kỳ thai nghén, methylmercure xuyên qua não thai nhi một cách dễ dàng, đễ rồi gây liệt não (cerebral palsy).
- Trẻ sơ sinh (như đứa thứ ba ở trên): Chất thủy ngân vào máu mẹ, qua sữa gây ngộ độc cho trẻ thơ. Nó gây tai hại làm nghe không rõ, mắt không tỏ, chậm nói, hành động không phối hợp vân vân … có triệu chứng của hiện tượng tự kỷ ám thị (autism).
Thử nghiệm
Lấy nước tiểu, máu để đo lượng mercury: nồng độ trong nước tiểu<150mcg và máu < 20mcg.
Tóc của người bịnh, cũng có Mercury.
Ðiều trị
Nếu bị ngộ độc do uống nhầm, phải vào bịnh viện để giải độc cấp thời.:
- Làm cho ói ra,
- Uống hay rửa ruột bằng chất than (charcoal)
- Cho polythiol resin
- Thuốc có D-penicillamine hay Di- mercaprol.
Xin nhớ là chỉ nên ăn cá ít nguy hiểm trong danh sách trên thôi. Xin đừng mua congee không biết bằng cá gì, sản xuất từ nước nào, nhứt là từ Trung Quốc, Việt Nam, để tránh bị ngộ độc như gia đình trên.
Ði câu cá là thú vui, môn thể thao tao nhã ưa thích, truyền thống của cộng đồng ta trong những ngày nghỉ, chơi vui cho thư giản, cũng nên coi chừng, hay hỏi chánh quyền địa phương, coi nước và cá có bị ô nhiễm không, để khỏi bị ngộ độc.
Ngộ độc chất thủy ngân hay kim loại khác như nhôm cũng làm hư hại trí não, gây tàn tật đến tâm thần, khờ khạo, học hành không tiến bộ suốt đời rất tội nghiệp. Vì sức khỏe và trí năng con trẻ, xin quý vị hãy thận trọng lựa chọn đồ ăn, đồ chơi cho kỹ để tránh mọi bất trắc cho con trẻ.
(Congee là porridge hay là loại cháo ăn sáng của thiếu nhi Á Ðông. Nhựt gọi là Miso, Thái gọi là congee.Trung Quốc cho con trẻ ăn cháo khi con trẻ bị bịnh. Có khi có bỏ thêm thuốc bắc, cá salmon, rau quế)
Ngộ độc chất Ciguatera
Có nhiều loại cá tự nó có độc chất gây chết người như: Blue ring octopus, jelly fish, barracuda toxic, nhứt là cá nóc mít balloon fish. Chúng có loại độc tố ciguatera, cigatoxin.Cá nóc mít lại là món ăn sushi sang trọng của Nhựt. Chỉ có đầu bếp thượng hạng mới thái một cách sành điệu, nếu không ăn nhầm độc tố là chết.