Bức tranh thuyền nhân

Helmut Reinke

Vưu Văn Tâm phỏng dịch


Vị thuyền trưởng con tàu “Cap Anamur” gặp lại thuyền nhân Việt-Nam sau 20 năm. Nội dung bài được thoát dịch ra Việt ngữ từ bài viết của ông Helmut Reinke, tổng biên tập của tuần báo “Bildwoche” và “Hörzu”. Ông đã nghỉ hưu trí từ năm 1994.


FB_IMG_1509050027970

Trong sự khốn cùng, ta thường mơ gặp được ông bà tiên với cây đũa thần hay nôm na là gặp được những “quới nhân”. Ông là vị thuyền trưởng con tàu “Cap Anamur” những năm cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80. Một thuyền nhân năm xưa, giờ là người Mỹ gốc Việt, anh Hoàng Ngọc Anh đến viếng thăm ông sau gần hai thập niên.

Ông Rolf H. Wangnick, 64 tuổi, lật lại từng trang trong quyển nhật ký “đen” của mình với nhiều số phận của người tị nạn đến từ Việt-Nam. Hai thập kỷ trước, cái tên “Cap Anamur” đã trở thành biểu tượng, là vị cứu tinh, là hy vọng của hàng chục ngàn người tị nạn Việt-Nam trên đường vượt biển tìm tự do. Họ thường bị săn đuổi bởi lực lượng “công an biên phòng” và hải tặc Thái-Lan.

Thứ bảy, ngày 12 tháng 9 năm 1981, được ông ghi lại trong trang nhật ký, chiếc ghe bé nhỏ chỉ vừa cho mười hay mười hai người được cứu vớt từ tay hải tặc.

Hôm nay, anh Hoàng Ngọc Anh, 44 tuổi, là một trong 95 thuyền nhân của chiếc ghe sắp chìm năm xưa đang ngồi trước mặt ông, sau nhiều năm cất công dò tìm tông tích vị ân nhân của mình.

Ông Wangnick cho biết :
– Một thuyền nhân từ Santa Clara, Silicon Valley, California, đã liên lạc với tôi qua điện thoại và cho biết, anh ấy sẽ đến Hamburg trong vài ngày tới và rất muốn gặp lại tôi. Tôi không thể nào nhớ ra được, nhưng nhờ có quyển nhật ký mà tôi đã ghi lại năm xưa. Tổng cộng 1.400 thuyền nhân được cứu vớt lên tàu vào năm 1981, từ trang 193 đến 195, ghe cứu vớt số 7, thuyền số 146. Chiếc ghe dài 8 mét được phát hiện giữa ba chiếc tàu đánh cá của Thái-Lan và bị chúng tôi săn đuổi trên 6 hải lý !
Anh Ngọc Anh tiếp lời :
– Tôi vẫn luôn nhớ điều đó và tôi có danh sách “đen” các tàu cướp biển Thái-Lan cướp bóc những người tị nạn năm đó

buc tranh thuyen nhan 01

Giây phút này là cuộc hội ngộ thú vị của ngài thuyền trưởng tóc đã hoa râm và vị phó giám đốc của một công ty điện tử ở thung lũng hoa vàng, một người tị nạn cũ, một cựu thuyền nhân.

Ông Wangnick bùi ngùi nhắc lại :
– Qua loa phóng thanh, chúng tôi kêu gọi người Thái hãy lập tức trả lại tẩt cả thuyền nhân, nếu không chúng tôi sẽ dùng vũ khí. Chúng tôi không phải lo lắng gì, vì con tàu Cap Anamur khá lớn với vận tải 6.000 tấn và chiều dài khoảng 120 mét. Chúng tôi thấy rất nhiều phụ nữ và trẻ em lao ra khỏi tàu đánh cá của Thái-Lan để về lại chiếc ghe tị nạn nhỏ bé đã được kéo theo bởi chiếc tàu của chúng bằng sợi dây thừng. Trước khi rút lui, chiếc ghe đã bị chiếc tàu của bọn Thái hích một cú thật ngoạn mục và chìm dần vào lòng biển giữa những đợt sóng to. Tôi phải quay tàu để có thể tiếp giáp được chiếc thuyền tị nạn. Lúc đó kim đồng hồ chỉ 15:30. Vào lúc 15:50 chúng tôi cũng cứu được 95 người tị nạn trên tàu, trong đó có 22 phụ nữ và 33 trẻ em, đã chìm dần trong nước. Chiếc ghe chìm vào lúc 16:00, đó là một hình ảnh thương tâm !
Anh Ngọc Anh mỉm cười và tiếp lời :
–  Vô cùng cảm ơn ông, không có ông, tất cả chúng tôi đã không còn hiện diện trên cõi đời này nữa !

Trên quê hương mới, anh theo học ngành vật lý và tạo dựng sự nghiệp ở California. Anh kết hôn với một đồng hương và có được hai con. Hai anh em của anh cũng sống ở Mỹ, Santa Clara và cận San Francisco. Nơi đó, khá nhiều những thuyền nhân năm xưa đã xây dựng lại cuộc đời mới. Anh hy vọng sẽ gặp ông lần nữa ở Cologne vào tháng tám, để tưởng nhớ và vinh danh các hoạt động cứu người của Ủy ban y tế “Cap Anamur” từ hai mươi năm trước và ông sẽ là khách mời danh dự trong buổi họp mặt đó.

14.06.1999, Helmut Reinke

o0o

Refugees – pictures that follow many helpers

Helmut Reinke (16.04.99) (*)


A Hamburg captain of “Cap Anamur” remembers the rescue of the “boat people” Vietnamese met his savior after 20 years


In times of gruesome evictions, there are always helpers who relieve distress selflessly. For example, the Hamburg captain Rolf Wangnick of the legendary “Cap Anamur”. Now he had a surprising visit – today’s American and former Vietnamese Anh Hoang, whom he saved from the water many years ago. “And now Kosovo, this indescribable misery, again people flee from brutal violence, again they can save nothing but life, does that never stop, do we never learn?”
Rolf H. Wangnick (64) browses through his black diary in which he wrote down the fates of refugees. Of women, men, and children whom he was able to bring to safety from their pursuers. As a captain on the legendary rescue ship “Cap Anamur” – a name that is now in the daily news on television: The Emergency Medical Committee “Cap Anamur” also on scene today, where emergency calls to heaven – in the Balkans. Two decades ago, the name “Cap Anamur” became a symbol of hope in another scene of human tragedies: tens of thousands of Vietnam refugees sailing out to the South China Sea on small, overloaded boats from the Mekong Delta. Hunted by the Coast Guard, pursued by pirate ships. Toward certain death in the storm-swept water – or their savior.
The Hamburg captain Wangnick committed to one year on the other end of the world for the “humanitarian operation”, as it is called today. There’s a special reason that the past is suddenly so close again. There’s an excited, dainty man in his mid-forties, sitting next to him, looking for a specific date in Wangnick’s journal: 12 September 1981. The day he was given a new life. Anh Hoang (44), now an American citizen of Vietnamese descent, was one of the tortured army of the “Boat People” who sought salvation on the sea from their tormentors. Hoping to catch up on a Singapore-Hong Kong ship route with a passing freighter. Anh Hoang was lucky. He and 94 co-refugees from their sinking boat, which was just big enough for ten, twelve people, fished at the last minute by the crew of “Cap Anamur” from the churning sea. For years he had sought his lifesaver, interrogated from address to address – until he finally found him.
“A Santa Clara man in Silicon Valley, California, a Boat People, contacted me over the phone, thanking me,” I wouldn’t be alive if it weren’t for you, he’d come to Hamburg in the next few days, he’d like to see me again. ” says Wangnick. “I had to digest it first” – who could that be, after all, the “Cap Anamur” captain brought a total of 1,400 “Boat People” on board in 1981 – “but I had my diary”.
Now they are sitting there, the gray-haired captain and the now ex-vice-president of an electronics company, an ex-refugee, searching in the Book of Fates for Anh Hoang’s September 12, 1981, Saturday. Wangnick translates word by word what he wrote down on pages 193 to 195 under the keyword “7th rescue, boat No. 146”: “8-meter boat spotted in tow by a Thai trawler.” 2.30 pm: We immediately take a full turn hunt the thai ship, which was 6 nautical miles away. There are also two more Thai boats. ” “We knew of that ship already,” he interrupts, “we had blacklists of Thai pirate ships plundering refugees.”
“As a precautionary measure,” he continues, “we lay out distress flares, which could be used as weapons in emergency situations. With “Typhoon”and sirens, we approach the Thai ship at about 16 knots while giving constant signals. It reminds you a bit of Kojak with his wailing ambulance sirens. As we approach megaphone-hearing-range, I urge the Thais to immediately release the boat, and that we would otherwise ram them. ” No problem, says Wangnick today, “our 6000-tonne freighter had a length of 120 meters.” “We were able to watch many women and children rush out of the Thai trawler onto the small refugee boat that has been taken alongside.” “The boat,” continues Wangnick, “is very deep in the water, and as the sea is moving, it lumbers vigorously and takes more water into the boat. The Thai ship throws it off, and it drifts without propulsion. Since the trawler is in the way, I first have to turn the ship to get to the Refugee boat. At 15.30 we have the boat alongside, but on the windward side. This is creating a lot of water, so I have to go all the way around again and get on the leeward side. This works out, we feared that the boat would drown along the side. On 15.50 we have 95 refugees on board, including 22 women and 33 children, who had been sitting in water up to their necks. The boat sinks at 4:00 pm next to the drop-off, which has been the most dramatic action in months, if not at all.”
“Thanks,” Anh Hoang smiles at the embarrassed Captain Wangnick, “thank you, without you we would all be dead.”Hoang, who studied physics, has found a new home and career in California. He is married to a Vietnamese woman and has two children. Two of his brothers also live in the USA. In Santa Clara and around San Francisco, where many former “boat people” have built a new life, Anh Hoang will be talking about his encounter with Wangnick these days. He wants to return to Germany with other companions of his fate. “We meet in Cologne, in memory of the rescue operations of the Cap Anamur, which began twenty years ago.”Back in 1979, when the blessed work of the Emergency Medical Committee of Rupert Neudeck started, Rolf H. Wangnick was already there. “And in August,” says Anh Hoang, “our life-saver will be our guest of honor.”

(*) Helmut Reinke was editor-in-chief of “Bildwoche” and “Hörzu”. He has retired since 1994.