Nguồn: Cỏ Thơm  Magazine

(http://cothommagazine.com/index.php?option=com_content&task=view&id=1291&Itemid=47)

 CÔ ĐƠN – Tưởng niệm Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9

bar_divider

CoDon-NA9-noivecakhuc

Nguyễn Ánh 9 nói về ca khúc CÔ ĐƠN: blinkingblock MP3

“Nếu một mai tôi không còn nữa, và những bài hát của tôi có thể còn tiếp tục sống dài hơn tuổi thọ của tôi, thì tôi chỉ mong mọi người sau này, hãy nhớ đến một bài hát mà tôi yêu nhứt, tôi quý nhứt, và tôi trân trọng nhứt, đó là bài hát tôi viết riêng cho cá nhân tôi, tình cảm của tôi, nói lên cái sự đam mê về âm nhạc của tôi, đó là bài CÔ ĐƠN”

CoDon-Saxo

bar_divider

CoDon-minhhoa

CoDon-bannhac-NguyenAnh9

blinkingblock BẢN NHẠC ( PDF)

CoDon-NguyenAnh9-March-2016

Nguyễn Ánh 9 đàn lần cuối tại quán Cà Phê HI END, 21 Nguyễn Đình Chiểu, Sài Gòn – 6 tháng 3, 2016: blinkingblock YOUTUBE

bar_divider

CoDon-NA9-NguyenQuang-2013

Năm 2013, tại tư gia của ông Lê Thành Ân -Tổng lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn, Nguyễn Ánh 9 cùng con trai Nguyễn Quang đàn dương cầm nhạc phẩm “Cô đơn”: blinkingblock YOUTUBE

bar_divider

Cô ĐơnNhạc & lời: Nguyễn Ánh 9

Hạnh phúc như đôi chim uyên, tung bay ngập trời nắng ấm.
Hạnh phúc như sương ban mai, long lanh đậu cành lá thắm.
Tình yêu một thoáng lên ngôi, nhẹ nhàng như áng mây trôi.
Dịu dàng như ánh trăng soi,
êm êm thương yêu dâng trong hồn tôi

Nghe như chim trời phiêu lãng, theo mây trời lang thang,
rong chơi cùng năm tháng.
Ôi đêm đêm cùng tiếng hát, cho vơi niềm thương nhớ,
còn gì cho ước mơ.

Người hỡi cho tôi quên đi, bao nhiêu kỷ niệm xa xưa.
Người hỡi cho tôi quên đi, bao nhiêu mộng đẹp nên thơ.
Tình yêu đã chết trong tôi, nụ cười đã tắt trên môi.
Chỉ còn tiếc nuối khôn nguôi, cô đơn, bơ vơ,
tiếng hát lạc loài…

separator

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 tâm niệm để tác phẩm của mình sống lâu theo thời gian, cảm xúc trong mỗi bài hát dù đơn giản cũng phải xuất phát từ chính trái tim người viết. Vì thế, có những bài hát ông đã mất tới gần 5 năm để hoàn thành như “Cô đơn”. Ông kể một ngày đạp xe đi làm về vào buổi đêm, ông tự ngâm nga: “Người hỡi cho tôi quên đi, bao nhiêu kỷ niệm xa xưa/Người hỡi cho tôi quên đi, bao nhiêu mộng đẹp nên thơ”. Khi về nhà, ông viết thêm được 2 câu: “Tình yêu đã chết trong tôi, nụ cười đã tắt trên môi/Chỉ còn tiếc nuối khôn nguôi cô đơn bơ vơ, tiếng hát lạc loài”. Viết được đoạn kết bài hát, Nguyễn Ánh 9 nghĩ mãi không thể viết tiếp được phần mở đầu nên bỏ dở cho đến khi đi dự đám cưới của một học trò. Nghe được câu chuyện tình yêu đẹp của họ từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường cho đến khi trưởng thành, nhạc sĩ mới chợt nảy ra lời ca cho đoạn mở bài “Hạnh phúc như đôi chim uyên, tung bay ngập trời nắng ấm/Hạnh phúc như sương ban mai, long lanh đậu cành lá thắm.”

(Trích từ bài viết “Ước Mơ Cuối Đời của Nguyễn Ánh 9” – tác giả: Hoàng Lan Anh)

separator

CÔ ĐƠN qua sự trình bày của:

CoDon-AnhTuyet

Nguyễn Ánh 9 đệm đàn cho ca sĩ Ánh Tuyết

Ánh Tuyết: AnimatedNotesMP3   AnimatedNotes YOUTUBE

      Ý LanAnimatedNotes MP3   AnimatedNotes YOUTUBE

Thanh Lam: AnimatedNotes  MP3  AnimatedNotesYOUTUBE

Y PhươngAnimatedNotes MP3   AnimatedNotes YOUTUBE

AnimatedNotes Trần Thu Hà   AnimatedNotes Khánh Hà  AnimatedNotes Dalena   Nguyên Khang  AnimatedNotes Vũ Khanh

CaSiHatCoDon.jpg

CoDon-TranThuHa

Nguyễn Ánh 9 đệm đàn cho ca sĩ  Trần Thu Hà (2006)

Phạm Ngọc Lân (guitar & hát):  AnimatedNotes MP3    AnimatedNotes YOUTUBE

Rỹ Tân (saxo)AnimatedNotes  MP3  AnimatedNotes YOUTUBE

Nguyễn Bảo Chương (guitar):    AnimatedNotes MP3    AnimatedNotes YOUTUBE

Cao Hữu Đạt (piano):  AnimatedNotes YOUTUBE

CoDon-YLan1

Nguyễn Ánh 9 đệm đàn cho ca sĩ  Ý Lan (2014)

bar_divider

TIỂU SỬ

NhacSiNguyenAnh9

Ông tên thật là Nguyễn Đình Ánh, sinh ngày 1 tháng 1 năm 1940 ở Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận. Ông là út trong một gia đình khá giả có ba người con. Gia đình Nguyễn Đình Ánh chuyển đến Nha Trang và vào Sài Gòn năm ông 11 tuổi.

Nguyễn Đình Ánh theo học trường Taberd đến năm 1954 rồi lên Đà Lạt, ở nội trú trường Yersin cho đến năm 1958. Ông tự tập chơi dương cầm từ nhỏ và trong thời gian học ở Đà Lạt, Nguyễn Đình Ánh có quen biết với nhạc sĩ Hoàng Nguyên (tác giả của Tà Áo Tím, Ai Lên Xứ Hoa Đào, Sao Em Không Đến …) và được Hoàng Nguyên dìu dắt vào con đường âm nhạc.
Sau khi tốt nghiệp Tú tài 2, qua sự giới thiệu của nhạc sĩ Hoàng Nguyên, Nguyễn Ánh 9 được vào tham gia chương trình Tuổi Xanh của Đài Phát Thanh Sài Gòn và Đài Phát Thanh Đà Lạt. Ông cũng cộng tác với chương trình Tiếng Hát Sinh Viên do Duy Trác thực hiện. Từ đó, Nguyễn Ánh 9 đi khắp nơi biểu diễn dương cầm ở các bar, các nhà hàng nổi tiếng và những ban nhạc thanh niên.

Nguyễn Ánh 9 bắt đầu sự nghiệp viết nhạc một cách rất tình cờ, trong một chuyến đi Nhật biểu diễn cùng Khánh Ly. Ca khúc “Không” được Khánh Ly thu lần đầu trên đĩa nhựa Tình Ca Quê Hương. “Không” trở thành một trong những nhạc phẩm gắn liền với cuộc đời ca hát của Elvis Phương, cũng như một số ca khúc khác của Nguyễn Ánh 9 như Ai Đưa Em Về, Chia Phôi, Lời Cuối Cho Em… được Elvis Phương trình bày thường xuyên trên sân khấu của vũ trường Queen Bee.
Những năm đầu thập niên 1970, Nguyễn Ánh 9 cộng tác với nhiều vũ trường lớn ở Sài Gòn. Ông đã từng đệm dương cầm cho những ca sĩ nổi tiếng như Khánh Ly, Thái Thanh. Trong một cuộc phỏng vấn, Nguyễn Ánh 9 đã nói ông mê nhất được đệm đàn cho hai danh ca này. Cũng thời gian đó, ông viết thêm một vài nhạc phẩm nổi tiếng khác như Mùa Thu Cánh Nâu, Đêm Tình Yêu.

Sau 1975, thời gian đầu ông có đi diễn ở các tỉnh với đoàn văn nghệ của Duy Khánh cùng với nhạc sĩ Quốc Dũng. Sau đó ông trở thành công nhân tại xa cảng miền Tây cho đến năm 1978. Một thời gian Nguyễn Ánh 9 có mở một lớp dạy dương cầm.

Năm 1982, Nguyễn Ánh 9 trở lại với âm nhạc, ông tiếp tục tham gia các chương trình hòa tấu và biểu diễn dương cầm ở nhiều nơi. Nguyễn Ánh 9 còn được mời viết nhạc nền cho một số phim như Mảnh Tình Nghiệt Ngã, Mênh Mông Tình Buồn. Những năm cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990 Nguyễn Ánh 9 có viết thêm một số ca khúc nữa như: Tình Yêu Đến Trong Giã Từ, Mênh Mông Tình Buồn, Cho người Tình Xa và Cô Đơn

Vợ chồng Nguyễn Ánh 9 và Ngọc Hân có hai con trai, Nguyễn Quang và Nguyễn Quang Anh. Về nghệ danh Nguyễn Ánh 9: “Khi tôi viết những bản nhạc đầu tiên, lấy tên thật là Nguyễn Đình Ánh thì dài quá, mà viết là Nguyễn Ánh thì lại trùng với tên của vua Gia Long. Số 9 theo quan niệm phương Đông là số may mắn và cũng là ngày thành hôn với bà xã Ngọc Hân“.

Một số tác phẩm

Ai đưa em về

Biệt khúc

Bơ vơ

Buồn ơi chào mi

Chia phôi

Cho người tình xa

Cô đơn

Đêm nay ai đưa em về

Đêm tình yêu

Không

Không 2

Kỷ niệm

Lối về

Mẹ Việt Nam ơi, chúng con vẫn còn đây (thơ của Hoàng Phong Linh)

Mênh mông tình buồn

Một lời cuối cho em

Mùa hè 42 (viết lời Việt cho bản nhạc Summer of ’42)

Mùa thu cánh nâu

Tiếng hát lạc loài (Cô đơn 3)

Tình khúc chiều mưa

Tình yêu đến trong giã từ

Trọn kiếp đơn côi

Xin đừng nói yêu tôi

Xin như làn mây trắng

(Nguồn: Tiểu sử Nguyễn Ánh 9 trích từ wikipedia)

bar_divider

CDNhacTinhMuonThuo-NguyenAnh9

AnimatedNotes 10 ngón tay lả lướt trên phím dương cầm, Nguyễn Ánh 9 độc tấu CÔ ĐƠN

(Trong CD “Nguyễn Ánh 9 – Nhạc Tình Muôn Thuở)

CDNhacTinhMuonThuo-NguyenAnh9-02

bar_divider

Trần Như Vĩnh Lạc bàn về nhạc phẩm Cô Đơn và đàn minh họa Cô Đơn với âm hưởng của Beethoven

 blinkingblock MP3            blinkingblock Youtube

CoDon-TranNhuVinhLac

bar_divider

TẠM BIỆT NGUYỄN ÁNH 9 – NGƯỜI NHẠC SĨ DƯƠNG CẦM LÃNG MẠN, TÀI HOA VÀ HIỀN HÒA

Cách đây vài tuần tôi nhận được tin: “tác giả ‘Buồn ơi, chào mi’ đang rơi vào tình trạng ‘nửa tỉnh nửa mê’…” từ một báo online ở Sài Gòn. Con trai trưởng là Nguyễn Quang cho biết Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 phải vào bệnh viện cấp cứu vì khó thở; trong những năm gần đây ông bị bệnh về đường hô hấp cũng như suy thận, suy tim. Vài ngày sau đó, lại có tin vui là ông đang hồi phục tuy vẫn được giữ ở bệnh viện. Lúc đó, tôi chỉ cầu mong ƠN TRÊN ban nhiều phước lành cho ông.

Sáng ngày 14/4 như thường lệ, tôi đọc emails khi nhâm nhi cà phê. Thật bất ngờ khi đọc hàng chữ “Vĩnh Biệt Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9”, một người bạn chuyển tin từ trang Tiếng Việt của đài BBC Luân Đôn. Sau đó, tôi đọc rất nhiều tin ông đã qua đời từ các báo online ở Hoa Kỳ cũng như Việt Nam.

NA9-NguyenQuang-ShowLangLeTiengDuongCam2008

Ngược dòng thời gian, vào đầu năm 2008 có một buổi trình diễn rất đồ sộ ở Nam California để vinh danh Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 và để ông có dịp nói lời “giã từ sân khấu” với đồng nghiệp, ca nhạc sĩ và người ái mộ. Theo thiển ý, ấn tượng nhất của buổi trình diễn này là màn cuối cùng, 2 cha con Nguyễn Ánh 9 và Nguyễn Quang đối mặt nhau, mỗi người một đàn dương cầm, song tấu với tất cả nhiệt tình và đam mê. Sau màn trình diễn, 2 cha con ôm chặt lấy nhau và Nguyễn Quang đã khóc “như mưa”. Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 không khỏi hãnh diện vì đã có người mang dòng máu nối nghiệp của mình. Sau đó, gia đình ông bay qua thăm miền Đông Bắc Hoa Kỳ.

NA9-TH-AD-March2008Tôi còn nhớ lần đầu tiên Tâm Hảo và tôi gặp ông tại tư gia của ÔB Bác sĩ Dương Đình Hưng ở Virginia vào chiều ngày 16 tháng 3, 2008. Hôm đó, khoảng 150 người yêu âm nhạc đã đến chào mừng gia đình ông trong không khí thân tình ấm cúng – để lắng nghe những bản nhạc do ông sáng tác và cũng để nghe tiếng đàn dương cầm nổi tiếng của ông. Trong dịp này, Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã nhắc đến 2 người có mặt ở đó: 1/ Nhạc sĩ Phạm Tuân – thứ nam của Cụ Phạm Quỳnh – người bạn ở Trung Học Yersin Đà Lạt đã khuyến khích, chỉ dẫn đàn dương cầm cho ông, và 2/ Nhạc sĩ Thẩm Tô Diễm Hoa – thứ nữ của cố Nhạc sĩ Thẩm Oánh – người dạy piano cho 2 con trai của ông lúc còn trẻ thơ. Với giọng nói nhỏ nhẹ nhưng lưu loát,  ông cũng kể lại một số kỷ niệm về cuộc đời âm nhạc thăng trầm qua mấy chục năm. Tôi nhận thấy có đôi lúc ông cảm động ứa nước mắt, khi nghe các ca sĩ amateur trong vùng trình bày với hết tấm lòng những nhạc phẩm ưng ý của mình. Ông cũng không giấu được niềm hãnh diện của bậc cha mẹ khi giới thiệu con trai Nguyễn Quang – có tiếng đàn mượt mà không kém gì cha. Trong lúc nghỉ giải lao, vợ chồng tôi có đến chào, khen tiếng đàn bay bướm điêu luyện và chụp chung với ông một hình kỷ niệm. Chúng tôi cũng nhắc đến những bản nhạc của ông mà chúng tôi yêu mến nhất: Mùa Thu Cánh Nâu, Buồn Ơi Chào Mi, Bơ Vơ, Lặng Lẽ Tiếng Dương Cầm, Cô Đơn… Ông mỉm cười hiền hòa, cám ơn chúng tôi đã cảm thông với tâm sự của tác giả và ký tặng trên bản nhạc Cô Đơn mà ông yêu thích nhất:” Thân gởi Phan Anh Dũng & Tâm Hảo, kỷ niệm của Nguyễn Ánh 9“.

Tôi được biết qua báo chí, sau chuyến du hành năm 2008, vì được sự yêu mến nồng nhiệt của khán thính giả cùng ca nhạc sĩ nên ông chưa thể “giã từ sân khấu” như ý muốn. Ông đã xuất hiện trong một số show ca nhạc ở Việt Nam và rất vui đệm đàn – khi có lời mời của một số ca sĩ chọn lọc hay thân quen – như Ánh Tuyết, Diệu Hiền, Elvis Phương, Ý Lan, Bạch Yến (Paris), Khánh Ly… trong vài năm gần đây.
Năm 2011, ông trở lại Virginia với hiền thê trong một buổi trình diễn “có một không hai”. Theo yêu cầu của ông: một grand piano được đặt ngay giữa nhà hàng để ông có thể thân tình đàn cho thính giả ngồi chung quanh ông nghe. Buổi trình diễn này quá thành công và không còn một chỗ trống! Tôi còn nhớ, được đứng sát bên piano chụp hình kỷ niệm khi blinkingblockông đàn solo và khi blinkingblockông đệm đàn cho ca sĩ Diễm Liên hát. Ca sĩ Diễm Liên hát cũng xuất thần hôm ấy và đã phải thốt lên: “Con xin cảm ơn chú đã sáng tác những nhạc phẩm quá hay và đàn cho con hát ‘quá đã’ !”  Tập nhạc “Tình Ca Nguyễn Ánh 9” và CD nhạc chọn lọc với một số ca khúc của ông cũng được ký tặng khán thính giả hôm ấy.

NA9-2011Virginia-NA9dan2 NA9-2011Virginia-NA9-DiemLien-01

Chiều hội ngộ Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 – Nhà hàng Harvest Moon, Falls Church Virginia – 10/4/2011

TapNhacTinhCaNguyenAnh9

Tập nhạc “Tình Ca Nguyễn Ánh 9” ấn hành năm 2011 tại Virginia

Năm 2008 tôi đã thực hiện và viết trong trang về Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 ở website Cỏ Thơm như sau: “mong rằng với tấm chân tình của bạn hữu và thính giả những nơi Ông lưu diễn sẽ mang đến niềm vui và hy vọng sẽ xóa đi “cái ý nghĩ Cô Đơn bạc bẽo” đã vương vấn ông trong 50 năm phục vụ nghệ thuật.” Tối hôm nay, khi tôi ghi lại những dòng chữ này thì quan tài của Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 theo truyền thống Việt Nam vẫn còn được giữ tại tư gia. Tôi nghĩ ông đã ra đi rất thanh thản trong niềm thương yêu, luyến tiếc của biết bao nhiêu người thân, ca nhạc sĩ, người ái mộ … họ đã thành kính đến thắp nhang giã biệt ông và chia buồn với tang quyến.

TangLe-NSNguyenAnh9-03

Piano yêu quý của Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9  tại tư gia cũng được thắt tang trắng giã từ …

Xin cảm ơn tấm lòng hiền hòa của ông, cảm ơn những nhạc phẩm đặc sắc sáng tác từ trái tim cho tân nhạc Việt và cũng cảm ơn tiếng dương cầm lả lướt tuyệt vời – đã giúp nâng cao giọng hát của rất nhiều ca sĩ trong mấy chục năm qua. Thay mặt tam cá nguyệt san Cỏ Thơm và một số thân hữu yêu âm nhạc vùng Đông Bắc Hoa Kỳ, xin thành tâm chia buồn cùng Bà quả phụ Nguyễn Đình Ánh, nhũ danh Nguyễn Thị Ngọc Hân, nhạc sĩ Nguyễn Quang, Nguyễn Đình Quang Anh và toàn thể gia quyến.

Xin tạm biệt và cầu chúc linh hồn Jerome Nguyễn Đình Ánh sớm được hưởng phúc trên Thiên Đàng.

Phan Anh Dũng & Tâm Hảo
(Richmond, Virginia USA  – 17/4/2016)

VongHoaThanhKinhPhanUu

bar_divider

Mối tình khiến nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 day dứt suốt 1 thập kỷ

“Tình chết không đợi chờ…”

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 luôn nhận mình là người “sống quyết liệt theo cảm xúc” như trong một cuộc phỏng vấn trước đây tôi có thực hiện với ông.

Điều đó cũng lý giải cho tất cả mọi việc: Từ nhất quyết cãi lời bố rồi bỏ nhà đi theo đam mê âm nhạc năm 18 tuổi; yêu mãnh liệt một người con gái; quyết ở lại Sài Gòn sau sự kiện tháng 4/1975 cũng như những sự kiện sau này của cuộc đời ông:

“Chú có một mối tình duy nhất và một hạnh phúc duy nhất. Hồi trẻ thì rung cảm rồi yêu, có thể gọi đó là từ yêu thuần túy. Nhưng khi lập gia đình thì ông trời đã ban cho hạnh phúc. Trong hạnh phúc nó chứa đựng tất cả”, đó là điều ông đã thổ lộ

Một số bài báo đã hiểu sai suy nghĩ của ông, cho rằng dù lấy vợ ông vẫn còn yêu người yêu cũ và cho rằng trọn cả kiếp người ông chỉ yêu duy nhất một người đó.

“Thực tế mọi chuyện đã kết thúc khi chúng tôi tha thứ cho nhau, tha thứ cho quá khứ để rồi đời ai người sống một cách trọn vẹn”, đó là điều ông lý giải về mối quan hệ này.

NSNguyenAnh9-14

Nguyễn Ánh 9 thời trẻ

18 tuổi, ông rung cảm với một nữ sinh gần nhà và hai người đã tự đốt cháy mình trong một tình yêu mãnh liệt. Ông Ánh tự nhận mình, khi yêu và đam mê một điều gì, hay một ai, ông đốt trọn mình như một con thiêu thân.

Và chính lo sợ điều đó, nên gia đình cô gái tìm mọi cách để ngăn cấm, chứ không hẳn chê ông là một nhạc công nghèo nay đây mai đó. Giải pháp cuối cùng mà họ đưa ra là đưa con gái sang Pháp học.

Ông đã chờ đợi nhưng thời gian cứ trôi mà người xưa không một tin tức. Ít năm sau ông lập gia đình với một vũ công nơi ông vẫn chơi nhạc hàng đêm. Khi lấy ông, người vũ công đó đã bỏ việc ở nhà trọn vẹn lo cho gia đình.

Ông từng cho biết, dù đã lập gia đình nhưng lửa lòng với người xưa vẫn không tắt. Dù cuộc sống không phải trôi đi cùng ái ân nhạt nhẽo với người mới, nhưng thực lòng, hình ảnh của mối tình một thời xuân trẻ cứ ám ảnh ông mãi.

Người vợ hiểu được cảm xúc của ông nhưng bà chấp nhận vì thực tế, dù ông có nặng lòng nhưng người xưa giờ chỉ còn là nhân ảnh chứ không phải bằng xương bằng thịt nên cũng chẳng việc gì phải ghen tuông.

Bà vun đắp cùng ông ân nghĩa đẹp mỗi ngày để đẩy xa cái quá khứ nặng nề trong lòng người chồng nặng tình ấy, để cuộc sống luôn có tiếng cười xua đi những điều không vui từ dư âm cuộc tình cũ của chồng.

Có một điều dù đã lập gia đình rồi, mà mãi ông không trả lời mình được là tại sao người cũ lại rời xa ông. Cảm xúc cuồng yêu, nỗi đau khổ, nỗi day dứt cứ quấn lấy ông một chặng thời gian dài trước khi ông lập gia đình.

Cảm xúc đó đi vào một ca khúc đã được hát trong bao thập kỷ là “Tình khúc chiều mưa” với những ca từ khắc khoải: Tình chết không đợi chờ. Tình xa ai nào ngờ. Người hỡi xin trọn đời, lẻ loi…

Gặp lại sau 10 năm và “anh phải trở về với hạnh phúc của mình”

Và rồi mọi day dứt đó được giải thoát khi tròn 10 năm sau, người con gái ấy trở lại Sài Gòn. Một cuộc gặp gỡ bẽ bàng giữa hai con người sau 10 năm xa cách. Lúc này đây, ông đã có vợ con, còn cô gái ấy cũng đã đi theo tiếng gọi của cuộc tình khác.

10 năm ấy, cả hai đều ôm những cảm xúc khác biệt. Kẻ thì day dứt, kẻ thì ân hận khiến họ sống rất nặng nề.

Cho đến một ngày, cô gái nhận thấy rằng mọi thứ bây giờ đã là không thể và đành chấp nhận số phận theo lẽ vốn có của nó, cô đã để lại mọi thứ ở lại quá khứ và tự mở lòng với tình cảm mới.

Và việc chọn quay lại Sài Gòn để gặp lại người xưa cũng từ tâm thái đó.

Họ cùng ngồi nhìn nhau, kể lại 10 năm thanh xuân đã đi qua và cùng xin nhau tha thứ để rồi cô quay lại Pháp, ông trở lại cuộc sống bình thường của mình, yên phận với những bình yên mà người vợ ông đã hy sinh tất cả để dành tặng cho ông.

Cuộc gặp sau 10 năm đó đã lái những tình khúc của Nguyễn Ánh 9 sang một trạng thái khác.

Nếu như những ca khúc trước đó là những oán hận, dằn vặt với “Không! Tôi không còn yêu em nữa”, thì sau đó là sự chấp nhận khép lòng mình lại với “Tình yêu đến trong giã từ”.

Có lần tôi hỏi ông về cuộc gặp ấy, điều cuối cùng mà ông nói là gì, ông cười rất hiền: Chú và cô ấy đã thống nhất là quên nhau để sống cho nhẹ nhàng, chú phải trở lại với hạnh phúc của chú, với cuộc sống của chú.

Ông trở về. Người vợ ấy vẫn luôn đợi ông. Vẫn luôn dành cho ông những ân cần, những lo toan và những chịu đựng nào đó khi những nốt nhạc của ngày cũ lại vang lên.

Phụ nữ mà, dù có bao dung đến mấy cũng không thể không chạnh lòng, khi mà những gì đẹp nhất trong một cuộc tình, chồng mình chưng cất vào âm nhạc, lại là để viết tặng một người phụ nữ khác.

Đã có một thời điểm ông dừng lại với âm nhạc, để làm một nhân viên soát vé tại một cảng vụ.

Ông làm công việc đó trong 2 năm để thử cái cảm xúc của mình khi vắng âm nhạc, một phần cũng để giải quyết những khó khăn trong cuộc sống mà âm nhạc không thể cứu rỗi được.

Nhưng rồi ông không thể cãi lại chính mình rằng, ông sinh ra là để dành cho âm nhạc, sống với âm nhạc. Ông quay trở lại mở lớp dạy dương cầm và đi biểu diễn.

Và ông hạnh phúc, khi được sống với cây đàn, với âm nhạc cho đến cuối đời.

Và ông là người đàn ông hạnh phúc nhất, khi đã nếm đủ trạng thái của một mối tình. Cũng như hưởng đủ những trạng thái đẹp nhất của một hạnh phúc, cho đến phút cuối của cuộc đời!

NSNguyenAnh9-17

(Theo Tri thức trẻ)

bar_divider

Khánh Ly – trên cả tình yêu là “tri kỷ”

17/01/2015 – Nguồn: http://www.ngaynay.vn/

NSNguyenAnh9-26

Nguyễn Ánh 9 gặp lại Khánh Ly tại Sài Gòn năm 2014

 Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 bồi hồi “Khánh Ly là người phụ nữ tốt tính và là người rất gần gũi với tôi. Nhiều người ở phòng trà Anh Vũ những năm 60 ngỡ như tôi và Khánh Ly yêu nhau và nhất định sẽ cưới. Còn gì đẹp hơn khi một nhạc công tìm được một giọng hát tri kỷ và đồng thời cũng là người phụ nữ của đời mình. Nhưng ít ai ngờ rằng, Khánh Ly là một người rất mạnh mẽ, cô ấy uống rượu và hút thuốc như đàn ông. Tôi và Khánh Ly gọi mày, xưng tao. Cả hai thân nhau đến mức nhiều câu chuyện không cần phải nói thành lời mà chỉ cần nhìn vào mắt là hiểu hết những gì muốn nói.

Khánh Ly biết hầu hết các câu chuyện sâu kín nhất của tôi, cả những câu chuyện mà vợ tôi cũng ít biết. Có lẽ chính sự thấu hiểu nhau ấy mới khiến cho Khánh Ly cất lời hỏi nỗi lòng tôi dành cho người con gái đầu tiên và làm nên tình khúc Không đầu tiên. Và nếu như không có Khánh Ly động viên hối thúc, có lẽ đó cũng mãi là những câu hát bông đùa. Đến tận bây giờ nhiều người vẫn lầm tưởng bài hát đó tôi viết cho Khánh Ly vì nó ra đời sau chuyến đi biểu diễn của hai chúng tôi tại Nhật Bản. Bài hát ấy tôi viết trong một phút bốc đồng, không hiểu tại sao lại nổi tiếng. Khánh Ly không phải là hình bóng người con gái trong bản nhạc nhưng là nguồn động viên và là người đầu tiên hát bài đó, dù nó không phải là viết cho cô ấy”

Nhớ lại những ngày tháng gắn bó với ca sĩ Khánh Ly, cho dù vô cùng yêu thương, nhưng nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 nhận định “Nếu nói về giọng hát Khánh Ly, thì hầu như cô ấy hát nhạc Trịnh hợp nhất thôi. Khánh Ly quen với cách xử lý nhạc Trịnh. Mỗi lần Trịnh Công Sơn có ca khúc mới là đưa cô ấy hát đầu tiên. Cô ấy chuyển tải được điều Trịnh Công Sơn muốn nói. Nhưng không phải bài nào Khánh Ly hát cũng hay đâu. Những bài du ca cô ấy hát hay nhất. Là người bạn thân thiết với cả hai người, chứng kiến những thăng trầm trong cuộc sống, tôi nhận ra rằng chính âm nhạc của Trịnh Công Sơn gắn kết với tiếng hát của Khánh Ly đã thức tỉnh tôi và cho tôi biết người nghệ sĩ rất cần một điểm tựa, rất cần một sự đồng điệu. Nhưng không phải ai cũng may mắn có được. Tuy luôn sát cánh bên cạnh nhau nhưng Khánh Ly rất ít khi hát ca khúc của tôi. Cô ấy chỉ hát “Mùa thu cánh nâu” và bài “Không” lần đầu tiên. Nhưng với tôi, suốt đời Khánh Ly là tri kỷ. Tôi không biết giữa chúng tôi có tình yêu, có tồn tại tình yêu hay không nhưng trên sân khấu chúng tôi hòa làm một. Hai trái tim cùng hòa một nhịp đập, nâng đỡ nhau. Đó là thứ tình cảm mà không thể nào định nghĩa được. Với tôi, cô ấy trên cả tình yêu, là tri kỷ. Nhưng có lẽ ngay cả từ “tri kỷ” cũng không diễn tả hết cái tình mà chúng tôi dành cho nhau. Đó là sự trân trọng, thương yêu và dõi theo nhau. Tôi luôn cảm thấy mình có phước với đàn bà vì có một tình yêu tinh khiết với mối tình đầu, cô ấy dùng cả cuộc đời mình để dõi theo tôi. Một người vợ thủy chung gắn bó suốt đời, cô ấy trong hoàn cảnh khó khăn nhất cũng gìn giữ cây đàn cho tôi. Người cuối cùng là một người bạn tri kỷ dù xa cách vời vợi nhưng trái tim vẫn hướng về nhau. Người đó là Khánh Ly. Để rồi khi Khánh Ly rời Việt Nam, trong năm 1975, tôi viết Cô đơn, Bơ vơ, Tiếng hát lạc loài. Trong đó tôi dành riêng ca khúc Tiếng hát lạc loài cho Khánh Ly”.

NSNguyenAnh9-27

Khánh Ly & Nguyễn Ánh 9 – 2015

bar_divider

MỜI XEM NHỮNG TRANG VỀ NHẠC SĨ NGUYỄN ÁNH 9 Ở WEBSITE CỎ THƠM:

blinkingblock TIẾNG DƯƠNG CẦM CÔ ĐƠN & DÒNG NHẠC NGUYỄN ÁNH 9 (23/3/2008)

blinkingblock CHIỀU GẶP GỠ NGUYỄN ÁNH 9 (Virginia – 10/4/2011)

NSNguyenAnh9-07

Nguyễn Ánh 9 hát: AnimatedNotes BƠ VƠ (trong một buổi họp mặt thân hữu ở Paris năm 2001)

bar_divider