Chương 9

Petrus Ký: Nhà Văn Hóa Giáo Dục Nhân Bản

Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Liêm

(Bài viết này được trích từ Đặc San Petrus Ký 2002 do Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Petrus Ký Bắc California thực hiện).

(nguồn: Quyển Tuyển Tập về “Hiện Tượng Trương Vĩnh Ký” – 2005)

Ky niem voi anh Liem 01Nếu trên hoạn lộ cũng như trên đường khoa cử, địa vị của Petrus Ký khiêm nhường bao nhiêu, thì trong sự nghiệp văn hóa, công trình biên khảo, trước tác của ông sáng chói bấy nhiêu. Ông không có cử nhân hay tiến sĩ gì cả; kể cả tú tài cũng không có. Ông không làm được Thượng Thư hay Tổng Đốc gì cả. Nhưng ông có cái vốn kiến thức sâu xa rộng rãi hơn tất cả những người Việt Nam cùng thời với ông, nhất là sự hiểu biết về phương pháp nghiên cứu suy luận khoa học của Tây Phương mà hầu hết những người trí thức Việt Nam thời bấy giờ chưa có. Cuộc đời đi làm thông ngôn hay đi dạy học để có đồng lương nuôi sống bản thân và gia đình chưa phải là cuộc đời phụng sự đích thực của nhà bác học này. Tâm tư ông, sự làm việc tận tuỵ của ông dồn vào công việc học hỏi, nghiên cứu, biên khảo và trước tác. Từ năm 26 tuổi là năm ông bắt đầu xuất bản tác phẩm của ông cho đến 61 tuổi là năm ông mất, Petrus Ký không bao giờ ngừng hoạt động nghiên cứu, trước tác. Suốt bao nhiêu năm ròng rã làm việc ông đã để lại cho hậu thế 118 tác phẩm gồm đủ loại: sách học, tự điển, những bài khảo cứu, những bài nhận định, những công trình phiên âm và dịch thuật, và một số trước tác khác. Sự nghiệp văn hóa phong phú đó được viết bằng chữ Quốc ngữ. Cuộc đời hơn ba mươi năm viết lách của ông quả thật là một cuộc đời tận tuỵ miệt mài và công trình biên khảo trước tác của ông quả thật là một công trình hết sức quy mô đối với những người đi trước ông, đồng thời với ông, hay tiếp nối theo ông.

Sự nghiệp lớn lao đó đã nâng ông lên địa vị một ngôi sao sáng trên vòm trời văn hóa Việt Nam . Tên ông được liệt vào sổ vàng “Toàn Cau Thập Bát Quân Tử” như Nguyễn Văn Tố đã nói, và ông xứng đáng thuộc ve “Thất Tinh Hội Đông Phương” như tờ Courrier de Saigon đã viết. Riêng trong lãnh vực văn học, công trình viết lách của ông đã được các nhà văn học sử và phê bình văn học nhìn nhận và ca ngợi. Trong quyển “Nhà Văn Hiện Đại”, Vũ Ngọc Phan viết: “Ông không những là một nhà văn, một nhà viết sử, một nhà dịch thuật, mà lại còn là một người rất giỏi về khoa ngôn ngữ. Ông thật xứng đáng làm tiêu biểu cho tất cả những người sốt sắng vơi quốc văn lúc đau ở Nam Kỳ. Nhưng nếu xét tất cả những sách rất khác nhau do Trương Vĩnh Ký biên tập, dịch thuật, soạn và xuất bản trong thời gian 1863 – 1898, người ta thấy ông rõ là một nhà bác học có đau óc tổ chưc và có phương pháp, chớ không còn phải là một nhà văn như những nhà văn khác.” Linh mục Thanh Lãng trong “Bản Lược Đo Văn Học Việt Nam” thì cho rằng “Ông xứng đáng là một bậc chỉ đạo của thời kỳ này, là linh hon của thế hệ 1862, ông thay khai đường mở lối cho thế hệ đến sau tức thế hệ 1913.” Riêng đối với nen văn chương chữ Quốc ngữ, vai trò đặc biệt của Petrus Ký đã được Linh Mục Thanh Lãng nhận đinh như sau: “Với Petrus Ký mới thật khai mở một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên văn xuôi.” Vai trò “khai đường mở lối” của Petrus Ký được giáo sư Phạm Thế Ngũ nói rõ hơn trong quyển: “Việt Nam Văn Học Sử Giản Ước Tân Biên” là “… đã đe xướng lên những công việc mà roi nhóm Nam Phong ngoài Bắc tiếp tục như: phân âm văn Nôm cũ, khảo cứu về văn hóa và chế độ nước nhà, sưu tam những ca dao, tục ngữ, cổ tích của ta, dịch thuật ngoại văn ra quốc ngư …”

Trên quan điểm nhân bản, người ta có thể nhìn thấy ở ông một con người khiêm tốn với một tâm hồn rộng rãi, một tinh thần khai phóng cởi mở, một bộ óc bác học, với một lý tưởng cao đẹp muốn đem tình thương đến cho mọi người, nhất là cho nhiều người có những nền tảng văn hóa khác biệt nhau khi những nền văn hóa đó va chạm xung đột nhau. Trong một bức thư gởi cho ông Stanislas Meunier hồi năm 1887, Petrus Ký viết: “Tôi chỉ có thể phục vụ như là trung gian giữa những dân tộc này hiểu và thương nhau. Vì thế tôi đã liên tiếp phiên dịch tiếng Annam ra tiếng Pháp và tiếng Pháp ra tiếng Annam vì tôi tin rằng đằng sau ngôn ngữ và chữ viết, một ngày kia người ta sẽ đạt tới những tư tưởng và những khái niệm đầu tiên của nền văn minh Pháp …”. Có thể nói như Ứng Hoè Nguyễn Văn Tố rằng “Sự nghiệp, thân thế của Trương Vĩnh Ký có thể tóm lại bằng ba tiếng ”Bác học – Tâm Thuật – Khiêm tốn.” Người có những hiểu biết rộng rãi, có cái học uyên bác, và có tinh thần khoa học thật sự như ông bao giờ cũng thấy rằng sự hiểu biết của con người rất giới hạn và vì thế nên thái độ trí thức thật sự bao giờ cũng là sự khiêm tốn. Khi có cơ hội để đọc nhiều công trình nghiên cứu biên khảo trước tác của nhiều triết gia, học giả trên thế giới người ta sẽ được khai nhãn để thấy rằng ở đời này có nhiều điều mình chưa biết hay chỉ biết rất ít và còn cần phải học hỏi thêm nhiều. Ngược lại người ít có cơ hội đọc, người có tâm hồn chật hẹp, có kiêu hãnh tự phụ và quá tin chắc về sự hiểu biết của người khác là thiếu sót sai lầm. Các nhà tâm lý xã hội học cho rằng hồi còn nhỏ con người thường đồng hóa chính mình với mái nhà của mình, và cái gì của mình cũng đều tốt và đúng cả. Nếu sự đồng hóa và phán đoán đó được xem như phải xảy ra ở một đứa trẻ nhỏ thì thật sự nó chính là nguồn gốc của những thành kiến về những thói quen, những phong tục tập quán của người khác. Nhiều người vẫn mang nặng những thành kiến sai lầm đó dù đã trưởng thành. Họ có khuynh hướng nghĩ rằng người khác phải tin những gì họ tin, những gì họ nghĩ, làm những gì họ làm. Tóm lại là phải giống như họ vậy. Tin khác hơn, nghĩ khác hơn hay làm khác hơn họ là tin nhảm, nghĩ sai và làm bậy. Con người thật sự trưởng thành, có học thức và tiến bộ phải có một tâm hồn rộng mở. Con người đó phải nhận thấy rằng những gì đúng và phải đối với mình có thể không đúng, không phải đối với người khác. Trong lãnh vực văn hóa, những người chỉ thấy biết có nền văn hóa của mình, không có cơ hội tìm hiểu các nền văn hóa khác, thường đi vào lỗi lầm của chủ nghĩa chủng tộc độc tôn (ethnocentrism) tức cái khuynh hướng nhìn thế giới loài người qua lăng kính của nền văn hóa mình.

Người có tinh thần chủng tộc độc tôn là người dùng cây thước hay bậc thang giá trị của nền văn hóa của mình để đánh giá trị những người thuộc nền văn hóa khác, dùng tiêu chuẩn giá trị trong xã hội mình để đo lường giá trị của những sinh hoạt ở trong những xã hội khác. Chủ thuyết chủng tộc độc tôn do đó cho rằng chỉ có dân tộc mình, văn hóa mình là cao là hay đúng còn các dân tộc khác văn hóa khác đều thấp kém, sai lầm. Hậu quả của cái nhìn chênh lệch, chủ quan và tự cao đó là sự mù quáng, khinh thị và không chấp nhận giá trị nào khác hơn những giá trị của mình. Chủng tộc độc tôn và kỳ thị chủng tộc thường gắn liền nhau, đi đôi với nhau. Đã mang tinh thần chủng tộc độc tôn thì khó mà tránh được thái độ kỳ thị chủng tộc mà hậu quả có thể là sự tiêu diệt hay khai thác sự yếu kém của chủng tộc khác. Khi hiểu biết nhiều nền văn hóa khác nhau của nhân loại thì dễ đi đến thái độ rộng rãi chấp nhận sự dị biệt của những giống người khác thuộc những nền văn hóa khác và cũng từ đó dễ đi đến tinh thần nhân bản, tức tinh thần đề cao giá trị của con người bất cứ ở đâu và bất cứ trong hoàn cảnh xã hội nào. Càng thấy và hiểu nhiều về sự khác biệt giữa các giống người và các nền văn hóa người ta càng có cái nhìn sâu xa hơn về bản chất con người và nhờ đó mà bớt đi hay dẹp bỏ được tinh thần chủng tộc độc tôn và kỳ thị chủng tộc để chấp nhận các dân tộc khác, chấp nhận sự hợp tác với người khác trong tinh thần thương yêu và tương kính, dù người khác đó có một hệ thống giá trị và một lối sống hoàn toàn khác biệt với hệ thống giá trị và lối sống của mình.

Ky Yeu PK 2018 - 190Sau hết đứng ở quan điểm của một nhà giáo, người ta có thể thấy cuộc đời của Petrus Ký quả thật là một cuộc đời tận tụy của một người làm giáo dục. Công trình biên soạn trước tác của ông không nhằm mục đích nghệ thuật, thẩm mỹ hay giá trị văn chương mà nhằm phổ biến những tư tưởng, những kiến thức của con người nhiều hơn. Phần lớn công trình đó là những sách để giúp người ta học hỏi về ngôn ngữ, văn hóa, luân lý đạo đức của nước mình hay của nước khác. Ông đã soạn gần năm mươi quyển sách dạy tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Trung Hoa, tiếng Cao Miên, tiếng Lào, tiếng Mã Lai, tiếng Miến Điện, tiếng Tamoul, tiếng Thái Lan và tiếng Ấn Độ, năm quyển sách dịch về văn phạm, và năm quyển tự điển. Ông để công phiên âm ra chữ Quốc ngữ những truyện Nôm có giá trị đạo đức luận lý và phiên dịch các kinh sách của Nho gia để phổ biến cho người đời nền đạo lý cổ truyền của Á Đông. Nỗ lực phiên âm các truyện Nôm cũng như phiên dịch các kinh sách của Nho gia là một điều rất đáng khâm phục ở nơi Petrus Ký. Sở dĩ như vậy là vì căn bản vốn tiếng Nho học ở nơi ông không nhiều. Ông chỉ học chữ Nho một thời gian ngắn hồi thuở ấu thơ thôi, rồi sau đó là phải xuất dương, học đạo, học các kiến thức của nền văn minh khác. Nếu là một người nào khác ở trong tình cảnh của ông thì khi trở về nước có thể đã không còn nhớ tiếng Việt. Nhưng Petrus Ký là người rất đặc biệt, ông chẳng những không quên mà còn am tường hơn cả những người đi học ở trong nước.

Ngoài ra, còn để nhiều thì giờ biên soạn những sách địa lý, sử ký, văn hóa… theo phương pháp khoa học để giúp người đọc thu nhận những kiến thức đứng đắn, vững chắc về quốc gia dân tộc Việt Nam. Mục đích của việc biên khảo và phổ biến các loại sách trên là nhằm đào tạo một lớp người có kiến thức khoa học, có hiểu biết về nền văn minh Tây Phương và về văn hóa đạo đức Á Đông, có tinh thần dân tộc nhưng cũng có tâm hồn khai phóng cởi mở. Tóm lại, đối với tôi Petrus Ký không phải chỉ là một nhà văn khai đường mở lối cho câu văn xuôi và nền văn chương chữ Quốc ngữ, ông cũng không phải chỉ là một nhà bác học chỉ tìm tòi nghiên cứu để thỏa mãn tính hiếu học của con người mình, mà ông còn là một nhà văn hóa giáo dục có tinh thần nhân bản, dân tộc và khai phóng đã đặt nền móng cho nền học thuật mới ở Việt Nam vào hạ bán thế kỷ XIX. Tinh thần nhân bản, dân tộc và khai phóng đó sẽ là những nguyên tắc căn bản của nền giáo dục phổ thông ở Việt Nam sau này.

Đầu thế kỷ thứ XX, hai nhà thơ Nôm nổi tiếng cuối cùng của chúng ta lần lượt ra đi: Trần tế Xương mất năm 1907 và Nguyễn Khuyến mất năm 1909. Với cái chết của ông Tú Vị Xuyên và cụ Tam Nguyên Yên Đổ, một kỷ nguyên xưa vừa khép lại: kỷ nguyên của nền văn học thuật cũ của Nho gia và của nền văn chương chữ Nôm. Petrus Ký mất vào gần cuối thế kỷ XIX. Ông mất đi để mở rộng cửa cho thế kỷ XX, cho một kỷ nguyên mới với nền học thuật mới và nền văn chương chữ Quốc ngữ .

Trường Petrus Ký, trường trung học nổi tiếng nhất ở miền Nam, khi mang tên ông nó cũng mang cả cái sứ mạng văn hóa giáo dục mà ông đã đề xướng. Một giáo sư của trường, cụ Ưng Thiều, đã thể hiện phần lớn đường hướng văn hóa giáo dục của trường (kể cả người lẫn ngôi trường) trong hai câu đối bằng chữ Hán khắc trước cổng trường:

Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt,

Tây Âu khoa học yếu minh tâm.”

Hiểu biết về thân thế sự nghiệp của Petrus Trương Vĩnh Ký, biết rõ về con người, về cuộc đời tận tụy của ông, ý thức về sự nghiệp văn hóa của ông, người ta không thể không nhìn thấy sự hợp lý hợp tình cũng như sự cần thiết phải có của tinh thần nhân bản, tổng hợp Đông Tây, dân tộc như khai phóng của Petrus Trương Vĩnh Ký trong mọi công trình xây dựng con người và cộng đồng Việt Nam ở trong và người nước, ở thế kỷ XX cũng như ở thế kỷ XXI.