Trong số các tác phẩm văn học bằng chữ Nôm mà học sinh trung học chúng ta đã được học ở các năm Đệ Nhứt Cấp, có thể nói Chinh phụ ngâmlà tác phẩm hay nhứt, làm tất cả chúng ta say mê và vẫn còn thuộc lòng nhiều đoạn cho đến ngày hôm nay.  Bài viết này cố gắng ghi lại và phân tích một số đọạn thơ tuyệt tác của tác phẩm bất hủ đó.

Một Vài Nét Về Tác Giả Và Dịch Giả

          Nguyên tác của tác phẩm bất hủ này do ông Đặng Trần Côn viết bằng chữ Hán.  Những điều chúng ta được biết về tác giả rất là sơ sài: [1]

          – Quê làng Nhân Mục, huyện Thanh Trì, bây giờ là Quận Thanh Xuân, Hà Nội
          – Năm sinh cũng như năm mất đều không được biết: chỉ đoán là tác giả đã sinh ra trong thời Lê Trung Hưng, có thể khoảng năm 1705, và mất có lẻ vào năm 1745
          – Đã đỗ Hương cống, có thi Hội nhưng không đỗ
          – Có thời gian làm Huấn Đạo trường phủ, rồi Tri Huyện Thanh Oai, sau đó thăng lên chúc Ngự Sử Đài Chiếu Khám

          Bản văn chữ Nôm nổi tiếng nhứt được các nhà nghiên cứu văn học cho là do Bà Đoàn Thị Điểm chuyển dịch.  Thông tin về tiểu sử của dịch giả Đoàn Thị Điểm thì được biết rõ ràng, đầy đủ hơn rất nhiều: [2]

          – Quê làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc, bây giờ là huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
          – Sinh năm 1705, mất năm 1748
          – Hiệu: Hồng Hà Nữ Sĩ
          – Gia đình: cha bà là cụ Đoàn Doãn Nghi, đỗ Hương cống thời Lê Trung Hưng, làm quan một thời gian rồi từ quan, về nhà dạy học; bà chỉ có 1 người anh trai là ông Đoàn Doãn Luân (1700-1735), đỗ đầu kỳ thi Hương cống, tức đỗ Giải Nguyên tại Kinh Bắc, cũng chỉ làm quan trong một thời gian ngắn rồi từ quan, về nhà dạy học như cha ông
          – Sau khi cả cha và anh đều mất, bà vừa dạy học vừa hốt thuốc để nuôi mẹ và giúp đở chị dâu nuôi đàn cháu

          Khi được 37 tuổi (1742), bà mới lập gia đình với ông Nguyễn Kiều (1695-1752), một vi Tiến sĩ nổi tiếng đã góa vợ; năm 1748, ông Kiều được bổ nhiệm làm Tham Thị tại Nghệ An, bà theo chồng đi Nghệ An, trên đường đi bà bị bệnh và mất, hưởng dương 43 tuổi

          Ngoài tác phẩm chữ Nôm Chinh phụ ngâm, bà còn để lại rât nhiều tác phẩm thơ văn, đáng kể nhứt là Truyền kỳ tân phả (chữ Hán), Nữ trung tùng phận (gồm 1401 câu thơ) và tập thơ Bộ bộ thiềm tu từ. 

Đoạn thơ mở đầu: chiến tranh xảy ra và vua ra lệnh động binh [3]

Nguyên tác chữ Hán của tác giả Đặng Trần Côn như sau:

                    Cổ  bề  thanh  động  Trường  thành  nguyệt

                    鼓  鼙  聲  動  長  城  

                    Phong  hỏa  ảnh  chiếu  Cam  Tuyền  vân

                    烽  火  影  照  甘  泉  

                    Cửu   trùng   án   kiếm   khởi   đương   tịch

                    九  重  按  劍  起  當  

                    Bán   dạ   phi   hịch   truyền   tướng   quân

                    半  夜  飛  檄  傳  將  

                    Thanh   bình   tam   bách   niên   thiên   hạ

                    清  平  三  百  年  天  

                    Tùng   thử   nhung   y   thuộc   vũ   thần

                    從  此  戎  衣  屬  武  

Bản dịch sang chữ Nôm của Bà Đoàn Thị Điểm như sau:

                    Trống Trường thành lung lay bóng nguyệt

                    Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây

                    Chín tầng gươm báu trao tay

                    Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh

                    Nước thanh bình ba trăm năm cũ

                    Áo nhung trao quan vũ từ đây.

Đoạn thơ chinh phụ vừa chia tay với chồng [4]

                    Tương  cố  bất  tương  kiến

                               

                    Thanh  thanh  mạch   thương  tang

                               

                    Mạch   thượng  tang,  mạch  thượng  tang

                                  

                    Thiếp  ý  quân  tâm  thùy  đoản  trường

                                     

Bản dịch sang chữ Nôm của Bà Đoàn Thị Điểm như sau:

                    Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

                    Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

                    Ngàn dâu xanh ngắt một mầu

                    Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.

Đoạn thơ 4 câu Song Thất Lục Bát này cho thấy rõ tài sử dụng điệp ngữ tuyệt vời của dịch giả Đoàn nữ sĩ.

Đoạn thơ chinh phụ hỏi chồng lúc ra đi chừng nào về [5]

Đoạn 1:

Nguyên tác chữ Hán của tác giả Đặng Trần Côn như sau:

                    Ức   tích   dử   quân   tương   biệt   thì

                                     

                    Liễu   điều   do   vị   chuyễn   hoàng   ly

                    柳  條  猶  未  囀  黄  鸝

                    Vấn   quân   hà   nhật   quy

                    問  君  何  日  

                    Quân   ước   đỗ   quyên   đề

                    君  約  杜  鹃  

                    Đỗ   quyên   dĩ   trục   hoàng   ly   lão

                    杜  鹃  已  逐  黄  鸝  

                    Thanh   liễu   lâu   tiền   ngữ   ý   nhi

                    青  柳  楼  前  語  意  

Trong bản dịch sang chữ Nôm, Bà Đoàn Thị Điểm chỉ sử dụng 4 câu thơ của thể thơ Song Thất Lục Bát mà đã chuyên chở được một cách tài tình tất cả các ý tưởng và hình tương của 6 câu thơ chữ Hán trong nguyên tác của tác giả Đạng Trần Côn như sau:

                    Thuở lâm hành oanh chưa bén liễu

                    Hỏi ngày về  ước nẻo quyên ca

                    Nay quyên đã giục oanh già

                     Ý nhi lại gáy trước nhà líu lo.

Đoạn 2:

Nguyên tác chữ Hán của tác giả Đặng Trần Côn như sau:

                    Ức   tích   dử   quân   tương   biệt   trung

                    憶  昔  與  君  相  別  

                    Tuyết   mai   do   vị   thức   đông   phong

                    雪  梅  猶  未  識  東  

                    Vấn   quân   hà   nhật   qui

                    問  君  何  日  

                    Quân   chỉ   đào   hoa   hồng

                    君  指  桃  花  紅

                    Đào   hoa   dỉ   trục   đông   phong   khứ

                    桃  花  已  伴  東  風  

                    Lão   mai  giang  thượng  hựu  phù   dung

                    老  梅  江  上  又  芙  

Và một lần nữa, Bà Đoàn Thị Điểm cũng lại chỉ sử dụng 4 câu thơ Song Thất Lục Bát để chuyễn dịch sang chữ Nôm một cách tài tình như sau:

                    Thuở đăng đồ mai chưa dạn gió

                    Hỏi ngày về chỉ độ đào bông

                    Nay đào đã quyến gió đông

                    Phù dung lại đã bên sông bơ phờ.

Đoạn thơ chinh phụ ngắm trăng ngắm hoa đều thấy buồn [6]

Nguyên tác chữ Hán của tác giả Đặng Trần Côn như sau:

                    Hoa tiền nguyệt hạ nguyệt tự bạch

                                      

                    Nguyệt hạ hoa tiền hoa tự hồng

                                     

                    Nguyệt hoa hoa nguyệt hề, ảnh trùng trùng

                                        

                    Hoa tiền nguyệt hạ hề, tâm xung xung

                                        

Bản dịch sang chữ Nôm của Bà Đoàn Thị Điểm như sau:

                    Hoa giải nguyệt, nguyệt in một tấm

                    Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông

                    Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng

                    Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau

Một lần nữa, ta lại có dịp thưởng thức cách sử dụng điệp ngữ một cách tài tình của Hồng Hà Nữ Sĩ Đoàn Thị Điểm.

Đoạn thơ chinh phụ thương chồng cực khổ nơi chiến trường [7]

Nguyên tác chữ Hán của tác giả Đặng Trần Côn như sau:

                    Tự tùng biệt hậu phong sa lũng

                                     

                    Minh nguyệt tri quân hà xứ túc

                                     宿

                    Cổ lai chinh chiến trường

                               

                    Vạn lý vô nhân ốc

                               

Bản dịch sang chữ Nôm của Bà Đoàn Thị Điểm như sau:

                    Chàng từ đi vào nơi gió cát

                    Đêm trăng này nghỉ mát phương nao

                    Xưa nay chiến địa nhường bao

                    Nội không muôn dặm xiết bao dãi dầu

Đoạn thơ chinh phụ không màng trang điểm nữa [8]

Nguyên tác chữ Hán của tác giả Đặng Trần Côn như sau:

                    Dung trang đối hiểu không thi phấn

                                     

                    Dung ngữ chung triêu muộn ỷ song

                                     

                    Ỷ song ỷ song phục ỷ song

                                     

                    Lang quân khứ hề thuỳ vi dung

                                     

                    Thuỳ vi dung hề không bàn hoàn

                                     

Bản dịch sang chữ Nôm của Bà Đoàn Thị Điểm như sau:

                    Mặt biếng tô, miệng càng biếng nói

                    Sớm lại chiều dõi dõi nương song

                    Nương song luống ngẫn ngơ lòng

                    Vắng chàng điểm phấm trang hồng với ai?

Đoạn thơ chinh phụ mong được gặp chồng trong giấc mộng [9]

Nguyên tác chữ Hán của tác giả Đặng Trần Côn như sau:

                    Ký đắc kỷ phiên hoan hội xứ

                    記  得  幾  番  歡  會  

                    Vô phi nhất chẩm mộng trung xuân

                    無  非  一  枕  夢  中  

                    Thử thân phản hận bất như mộng

                    此  身  反  恨  不  如  

                    Lũng Thuỷ, Hàm Quan dữ tử thân

                    隴  水  函  關  與  子  

Bản dịch sang chữ Nôm của Bà Đoàn Thị Điểm như sau:

                    Xum vầy mấy lúc tình cờ

                    Chẳng qua trên gối một giờ mộng xuân

                    Giận thiếp thân lại không bằng mộng.

                    Được gần chàng bến Lũng thành Quan.

Đoạn thơ kết: chinh phụ mong đoàn tụ an hưởng tuổi già với chồng [10]         

Nguyên tác chữ Hán của tác giả Đặng Trần Côn như sau:

                    Dữ quân chỉnh đốn cựu nhân duyên

                                     

                    Giao kỉnh thành song đáo lão thiên

                                     

                    Thường liễu công danh ly biệt trái

                                     

                    Tương liên tương thủ thái bình niên

                                     

                    Thái bình niên nguyện quân chỉ qua trí

                                        

                    Nhược nhiên thử biệt thiếp hà lệ

                                     

                    Tương hội chi kỳ tương ký ngôn

                                     

                    Ta hồ trượng phu đương như thị

                                     

Bản dịch chữ Nôm của Bà Đoàn Thị Điểm như sau:

                Liên ngâm đối ẩm đòi phen

                    Cùng chàng lại kết mối duyên đến già

                    Cho bỏ lúc xa sầu cách nhớ

                    Gữ gìn nhau vui thưở thanh bình

                    Ngâm nga mong mỏi chữ tình

Nhường này âu hẳn tài lành trượng phu.

Thay Lời Kết

          Qua những đoạn thơ tuyệt tác vừa liệt kê bên trên, chúng ta có thể thấy rõ tài năng của dịch giả Đoàn Thị Điểm xứng đáng với danh hiệu Hồng Hà Nữ Sĩ.  Không những giữ được đầy đủ những ý tưởng và hình tượng trong nguyên tác. một điều không dễ thực hiện trong việc chuyển dịch từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác, mà lại là từ thơ sang thơ, mà Nữ Sĩ còn tỏ rõ tài năng tuyệt vời tromg việc sử dụng ngôn từ, điệp ngữ, và âm điệu. Có thể nói không sợ sai lầm là Hồng Hà Nữ Sĩ Đoàn Thị Điểm đã thực hiện được một chuyện hiếm có trong văn học nước nhà là đã tạo ra được một tác phẩm dịch bằng chữ Nôm hay hơn cả nguyên tác chữ Hán.    

GHI CHÚ:

  1. Đặng Trần Côn, tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: Đặng Trần Côn – Wikipedia tiếng Việt
  2. Doàn Thị Điểm, tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: Đoàn Thị Điểm – Wikipedia tiếng Việt
  3. Vân Bình Tôn Thất Lương dẫn-giải và chú-thích.  Chinh-phu ngâm-khúc: có cả nguyên-văn chữ Hán và nguyên-văn bản Nôm ở cuối sách (Nguyên Hán-văn của Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điêm diễn ca).   Sài Gòn: Tân Việt, 1950, tr. 23, 26. (Tủ sách giáo khoa).
  4. Vân Bình Tôn Thất Lương, sách vừa dẫn bên trên, tr. 37, 39.
  5. Vân Bình Tôn Thất Lương, sđd, tr. 53, 58.
  6. Vân Bình Tôn Thất Lương, sđd, tr. 80, 85.
  7. Vân Bình Tôn Thất Lương, sđd, tr. 41, 44.
  8. Vân Bình Tôn Thất Lương, sđd, tr. 81, 85.
  9. Vân Bình Tôn Thất Lương, sđd, tr. 89, 93-94.
  10. Vân Bình Tôn Thất Lương, sđd, tr. 128, 131, 133.