Bây giờ là 9.30 đêm một ngày tháng tư năm 2004. Xe bus Saigon Tourist chở đoàn thiện nguyện viên của Vietnam Vision Projects Australia vừa ngừng lại trước 1 khách sạn.

Trong ánh sáng xanh mét mờ ảo rọi từ mấy ngọn đèn neon ngoài sân tôi đọc được bảng chữ khắc nổi trên tường hotel: ĐỒI DƯƠNG HOTEL có 3 sao bên cạnh. Thì ra đêm nay chúng ta sẽ ngủ đêm tại khách sạn này. Mọi người lục tục kéo hành trang và đồ nghề của mình xuống xe và đi vào phòng tiếp tân của hotel.

Mọi người thở phào nhẹ nhõm vì mình sẽ có 1 đêm ngủ ngon sau 12 tiếng đồng hồ làm việc liên tục tại 1 bệnh viện cách đây một tiếng đồng hồ ngồi xe bus. Đoàn vừa hoàn tất được trên 120 ca mổ cườm trong ngày hôm nay. Cảm giác nhẹ nhõm của mọi người chưa kịp lắng xuống thì đã nghe giọng khàn khàn hết hơi vì cố gắng suốt ngày của bác sĩ Phước, trưởng đoàn : ” Xin các bạn nhớ ngày mai wakeup call là 6 giờ, mọi người sẽ chuẩn bị lên đường đúng 7 giờ sáng vì ta phải bắt đầu vào việc lúc 8 giờ sáng, ta có trên 150 ca mổ cườm đang chờ cho ngày mai”.

Mọi người nhận chìa khóa rồi về phòng mình. Tôi và BS Nghi ở chung 1 phòng. Về đến phòng, việc làm đầu tiên là cần phải đi tắm gội cho thoải mái trước đã. Tôi nhìn quanh khắp phòng vẫn chưa tìm ra phòng tắm. Bên cạnh giường thì thấy 1 phòng toilet, bên trong phòng toilet có 1 vòi nước có gắn 1 bông sen tắm đang rỉ nước được bỏ vào trong 1 cái xô nước. Thì ra vặn nước vào xô rồi lấy gáo múc nước để tắm!. Bs Nghi nói với tôi: “đây là khách sạn Liên Xô“. Tôi chưa kịp hiểu ý thì Bs Nghi nói tiếp: “Ở hotel mà tắm bằng xô nước thì gọi là hotel Liên Xô!”. Chúng tôi cùng cười. Tắm xong ra phòng tôi chợt nhận ra cái đèn ống neon độc nhất trên trần không biết đã cũ từ bao lâu mà ánh sáng cứ chớp chớp không ngừng. Đi đến vặn nút tắt đèn thì mới biết nút tắt đèn đã hỏng không tắt đèn được.

Chiếc giường ngủ của tôi thì gối và tấm trải giường trắng đã bị bạc màu thẩm và có lốm đốm nhiều vết quầng trông rất đáng nghi ngại. Chúng tôi đành đem quần áo của mình ra trải phủ lên giường và ngủ trên đó.

Để tránh ánh sáng đèn neon chớp nháy khó ngủ tôi bèn nhắc ghế leo lên và với tay tháo lỏng ống đèn neon để tắt đèn. Và đêm đó vì mệt nên chúng tôi có 1 giấc ngủ thật ngon lành cho đến khi được nhân viên khách sạn gõ cửa giựt dậy lúc 6 giờ sáng.

Buổi ăn sáng thật thú vị và đầy phiêu lưu: Anh em chúng tôi kể cả các tài xế xe bus có trên 30 người đến khách sạn 1 lượt bất ngờ làm cho khách sạn này trở nên quá tải nên thực đơn ăn sáng cung cấp chỉ 3 món để lựa chọn:

-Hột gà ốp la + bánh mì
-Cá mòi hộp + bánh mì
-Phở gà

Năm ấy là năm có bịnh cúm gà xuất hiện tại Việt Nam. Hột gà ốp la nhất định không ai dám đụng đến. Cá mòi hộp thì tôi chán ngấy từ lâu. Tôi chọn phở gà để nếm lại hương vị phở thuần túy nấu tại Việt Nam vì nghĩ là gà đã được luộc chín, phở gà ăn nóng chắc là an toàn. Và tôi đã chọn đúng vì tôi vẫn còn khỏe mạnh cho đến ngày hôm nay!

7 giờ sáng mọi người đã sẵn sàng ngồi trên xe bus lên đường đến bệnh viện Bình Thuận. Đoạn đường đến Bình Thuận phải mất một tiếng đồng hồ. Trên đường, xe đi qua những ruộng muối trắng xóa mênh mông với nhiều đống muối gom cao nhọn đang chiếu long lanh dưới ánh sáng bình minh trông như là những hạt kim cương đặt trên tờ giấy trắng. Trên ruộng muối những nông dân khô gầy màu da sạm đen cháy nắng đang dùng những chiếc cào bằng cây gom muối thành đống.

Buổi sáng mọi người còn đầy sinh lực, trong xe trên đường đi, mọi người trò chuyện líu lo, trong cái ồn ào đó thỉnh thoảng nổi bật những tiếng cười thật to và giòn tan của cô Allison một thiện nguyện viên trẻ. Tiếng cười độc đáo như là tiếng chim kookaburra. Tiếng cười rất lây lan làm mọi người cười theo.

Xe bus vừa đến bịnh viện, xe từ từ len vào bịnh viện đang đầy ngập bịnh nhân và thân nhân.

Chúng tôi bắt đầu ngay vào việc. Trong ngày đó chúng tôi hoàn tất trên 180 ca mổ cườm. Toán khám mắt có Bs William Trịnh và cô Y sĩ nhãn khoa Vân Trần. Toán khám y khoa gồm có Bs Nghi, Bs Phước, Bs Peter Wong và tôi. Toán cấp phát thuốc có nha sĩ Quỳnh Giao cô Hương và cô Allison. Trong ngày hôm đó toán khám mắt và toán khám y khoa tiền-giải-phẫu của chúng tôi đã khám và chữa trị trên 200 bịnh nhân. Chúng tôi phải làm tận lực cho hết số bịnh nhân hiện diện, không bỏ sót 1 người nào vì nếu bỏ lại họ sẽ không được mổ cườm thì đó là 1 điều bất hạnh cho họ.

Trong lúc chúng tôi đang bận rộn khám bịnh thì anh Minh và anh Chuẩn đứng từ xa trong đám bịnh nhân, 2 anh cứ nhìn tôi cười tủm tỉm. 2 anh Minh và Chuẩn có nhiệm vụ giữ trật tự bịnh nhân và dẫn từng bịnh nhân đến bác sĩ khám. Khi anh đưa 1 bịnh nhân đến cho tôi khám, anh Minh cười nói nhỏ vào tai tôi: “Mấy bà ở dưới kia họ tưởng anh là người Úc tây phương họ nói anh là ‘Cái ông Tây này nói tiếng Việt giỏi quá ‘…” chúng tôi cùng cười xòa. Khi người bịnh đó được đưa đến để tôi khám sức khỏe tôi nói nửa đùa nửa thật với bà: “Tôi học tiếng Việt nhiều lắm nên nói giỏi tiếng Việt và làm tôi quên tiếng tây nên nói tiếng tây dở lắm!

Có lẽ vì tôi cao hơn trung bình, lại sống bên Úc Châu lâu năm và luôn làm việc trong văn phòng lâu năm nên da tôi trắng họ tưởng tôi là người tây phương.

Và từ những năm đó tôi được cho cái nickname là “ông Tây nói tiếng Việt”. Chúng tôi cùng cười vui với bạn bè mỗi khi được nhắc đến cái tên vui vui ngộ nghĩnh này, nhưng trong thâm tâm tôi có nhiều lúc 1 thoáng buồn man mác vang nhẹ trong tâm. Các anh chị người Bình thuận ơi, tôi cũng như các anh chị cùng đồng loại cùng tiếng nói cùng sinh ra nơi quê hương nầy như các anh chị. Nhưng tôi có cái may mắn đủ ăn đủ mặc đủ tự do sống trong bình đẳng bằng tình người nên trắng da chắc thịt thành “ông Tây”, còn các anh các chị đang lam lũ dãi nắng sạm da tay chai chân khô đấu tranh cho có đủ phương tiện sống hàng ngày. Sự khác biệt này thì ta biết trách ai đây ? Thôi thì ta thương nhau giúp nhau 1 tí đi nhé.

Vào khoảng xế trưa trong lúc anh em bs chúng tôi đang bận rộn khám bệnh thì anh Nhẫn hớt hơ hớt hải từ phòng mổ chạy ra gọi giựt tôi : “Anh Tâm vào phòng mổ gấp có 1 người bị xỉu trên bàn mổ bs Sơn gọi anh “. Anh Nhẫn là người có nhiệm vụ dẫn những bệnh nhân vừa được bs khám sức khỏe tiền- phẫu xong đưa bịnh nhân lên phòng mổ để giải phẫu cườm. Năm đó (2004) trong phòng mỗ có 3 bs mỗ cườm của đoàn đó là Bs Sơn, Bs David Worsnop, Bs Audrey Murugesan. Phụ mỗ có Bs Julianna Chong, nha sĩ Tài Nguyễn và nha sĩ Dương Quỳnh Giao.

Nghe gọi khẫn cấp tôi vội vàng lên phòng mổ, khoác vội bộ quần áo mổ lên người bước vội vào phòng mổ thì thấy Bs Sơn đang điềm nhiên tiếp tục mổ cho người bịnh nằm trên bàn mổ. Bs Sơn nói : “Chú Tâm, bà bác nầy bất ngờ huyết áp lên cao quá, bà bác bị kích động quậy quá rất khó mổ, cháu nhờ chú Tâm theo dõi giùm “. Tôi theo dõi thì thấy huyết áp cao đến 200 và nhịp tim nhanh 160. Tôi hỏi người bệnh thì được biết bà đã ngoài 70 và đây là lần đầu tiên trong đời bà lên bàn giải phẫu bà quá sợ hãi nên bị kích động. Bà đã bị cườm cả 2 mắt, sống trong bóng mờ đã 5 năm rồi. Tôi cho thuốc giảm nhịp tim thì huyết áp giảm theo. Cuộc giải phẫu cườm hoàn tất tốt đẹp.

Một nông dân bị mù nhiều năm vì cườm cả 2 mắt

Mỗ cườm 1 mắt anh nhìn thấy cuộc đời đáng sống

Ngày hôm đó đến 6 giờ thì tất cả các ca mổ cườm hoàn tất như dự liệu, mọi người thu xếp đi về thì Bs David Worsnop lại hứng chí muốn làm thêm overtime: Trong lúc giải phẫu cườm buổi trưa anh David thấy trên da mặt 1 bà cụ có 1 bướu độc. Anh quyết định ở lại trễ giải phẫu cắt bướu và ghép da giúp bà ấy.

Mọi người vui vẻ ở lại chờ cho anh Bs David hoàn tất ca mổ để rồi cùng nhau đi ăn tối.

Trong thời gian chờ đợi tôi muốn biết tình trạng bà cụ tôi đã theo dõi bệnh trong phòng mổ buổi trưa bây giờ như thế nào. Tôi đi quanh các phòng tìm bà. Tôi thấy hàng trăm người bệnh và thân nhân đang đứng, ngồi, nằm, rải rác khắp nơi dọc hành lang và khắp phòng trong bệnh viện. Họ là những người bị mắt cườm đang sống ở các làng quê vùng xa, họ được thân nhân tháp tùng đến đây để được mổ cườm. Không nơi tạm trú nên họ lưu lại đây đêm nay chờ ngày mai chúng tôi tái khám.

Vừa thấy tôi là thân nhân của bà cụ chạy lại kéo tay tôi dẫn tôi vào nơi bà cụ đang nằm. Bà đang nằm trên 1 giường sắt có trải 1 manh chiếu, chung quanh bà có 2-3 thân nhân ngồi vây quanh. Dưới sàn gạch và các giường bên cạnh đều có người chiếm cứ. Tôi len theo khoảng trống bước vào. Vừa thấy tôi đến bà ngồi giựt dậy. Tôi vội trấn an : “Bác từ từ nằm xuống đi, mắt mới mổ vừa xong bác cần nằm nghỉ để tránh rỉ máu và mắt sẽ mau lành“. Bà cụ nằm xuống, các thân nhân đứng dậy nhường chỗ cho tôi. Tôi ngồi xuống lấy dụng cụ từ ba lô trên lưng ra và khám lại tình trạng sức khỏe của bà. Tôi mừng thấy mọi mặt đều ổn định. Tôi dặn dò vài điều với thân nhân bà trước khi rời họ. Tôi vừa nhóm đứng lên thì bà chụp nắm cứng tay tôi hốt hoảng nói : “Bác sĩ đừng đi bác sĩ ơi, rủi đêm nay tôi có việc gì thì làm sao, bác sĩ đừng đi!“. Tôi mỉm cười, nhẹ gỡ tay bà ra và trấn an: “Bác an toàn rồi không sao hết, bác ráng dùng thuốc và dưỡng bịnh nhé, 2 tuần nữa bác sẽ thấy rõ mặt các cháu nội cháu ngoại ở nhà, chúng nó đẹp lắm.“. Bà buông tay tôi ra trong động tác vừa nắm vừa buông như nửa tin nửa ngờ.

Tôi rời gia đình bà quay về với đoàn trong tâm trạng bùi ngùi vui buồn lẫn lộn.

Chúng tôi rời bệnh viện cùng đi ăn tối và về đến Hotel Đồi Dương thì đã quá 10 giờ đêm.

Sáng hôm sau trở lại bệnh viện tái khám cho các bịnh nhân đã được mổ cườm ngày hôm qua. Rồi cả đoàn lên xe bus Saigon Tourist di chuyển về Sài Gòn.

Đó là chuyến đi thiện nguyện đầu tiên của tôi với đoàn Vietnam Vision Projects Australia vào năm 2004. Rồi năm kế tiếp, rồi năm kế tiếp, và năm kế tiếp …. đi đến những vùng quê, vùng xa của Việt Nam và Campuchia….đi đến những nơi nào có người kém may mắn .

 Đếm trên đầu ngón tay thì tôi đã gắn bó với đoàn đã trên 10 năm rồi. Mỗi năm là mỗi niềm vui mới, mỗi kinh nghiệm mới, mỗi thử thách mới trong cuộc đời của 1 thầy thuốc tị nạn.

Chúng tôi cảm thấy vui vui khi nhìn thấy 1 đoàn thiện nguyện khởi đầu từ con số khoảng chục người có tên là VVPA (Vietnam Vision Projects Australia) cho đến ngày hôm nay đã vượt quá con số 200 thiện nguyện viên đến từ mọi Bang của nước Úc, và từ năm 2015 nó đã trở thành một tổ chức thiện nguyện chính thức của nước ÚC với tên mới là Australian Health Humanitarian Aid (AHHA) . Chúng tôi gắn bó với nhau chỉ qua 1 ý niệm duy nhất: giúp người kém may mắn.

Cuộc đời là hữu hạn, 15 năm của cuộc đời cũng là 1 hạn kỳ khá dài. Mười lăm năm trôi qua nhìn lên đầu nhau thấy tóc bọn mình có bạc đi, nhưng mỗi sợi tóc bạc đó đang chất chứa bao nhiêu tình thương cho và nhận, bao nhiêu kỷ niệm thăng trầm, bao nhiêu phiêu lưu, bao nhiêu tình bạn tri kỷ.

Một đoạn đời vui cả cuộc đời. /.

Bác sĩ Trần Thanh Tâm

 18/4/2018




Kính thưa Bác sĩ Tâm,
Câu chuyện của Bác thật cảm động và chân tình, “ngọn lửa” từ câu chuyện của Bác khiến cho những người trẻ như cháu phải suy nghĩ nhiều về “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui”, sống sao cho có ý nghĩa hơn…
Chúc Bác sĩ luôn có nhiều sức khỏe và ngày càng có nhiều niềm vui hơn nữa trên “hành trình nhân ái” của mình.

MT

Ms MT..
Lecturer
Faculty of Literature and Linguistics
University of Social Sciences and Humanities
Vietnam National University, Ho Chi Minh City, Vietnam

Mobile:…
Email:…

……………………

Thưa BS Tâm,

Cám ơn BS đã tặng một bài viết thật dí dõm, chứa đựng nhiều tình cảm và đầy ý nghĩa. Chúc BS năm thứ 10 đạt đượcc nhiều thành công và hạnh phúc trong công việc bác ái nầy.

Maria

…………………………………

Dear Dr Tam,

Your reflection is so heartfelt and full of emotions. We will be joining you on the field trip this year and look forward to working with you. We wish you and Cô Châu to always have good health so that you can always give to those whom are less fortunate.

Cheers

M&H

…………………

Hi Dr Tam

This story of my first trip to Ninh Thuan as well. It was in April and the weather was hot. Dr Tam, you was still lucky that you had a fresh water for shower, in our hotel room, the water came out from the tap was salty and dam slow.

That was a good memory Dr Tam, Thanks for the story.

Kind regards,

Dr. Tai Nguyen (dentist)

Dear VVP volunteers,

 During my last trip to Vietnam, as I walked along the corridor of Saigon Eye Hospital, I could not hold my tears looking at all the patients from the countryside of South Vietnam, sitting side by side of each other, hoping to hear their name get called next… I saw the selfless local volunteers, the never-give-up Aussie volunteers and the highly determined medical professionals… Working patiently, happily and lovingly in a team, despite the workload, the heat and humidity, everyone seemed to have the same conviction: I am here to giving and I will give all I have. I saw Dr Hong running around giving care to everyone as if they were his family. Big and small, famous and not so famous, rich and poor, everyone gave, gave and gave!

I watched you (dr Hien and Tanya), dr Tam and dr Phuoc with great respect and admiration. I saw the sweats on your brows, the dark circles around your eyes and the satisfying smile on each person’s face. I witnessed dr Tam, dr Phuoc examining the elderly patients with great respect and care, and I thought to myself: “This is what I read in the Bible, Jesus looked at them with love and concern, He reached out, touched them and healed them… People came in thousands!

Thank you to you all, angels of mercy.

What I have written here is all true. If you have a chance to join this group then leave all your greed, anger, worries, the holiday house, the boat, the cars, the pool… behind, take your loved ones and come over here to give, because GIVING IS LIVING! The poor are awaiting you with hope and trust!

God bless.

Andrew Duong