EURÊKA

Lâm THụy Phong

EUREKA 01Ông Archimede ra đời khoảng ba trăm năm trước lịch Thiên Chúa. Ông người Hy Lạp. Ông là nhà khoa học đa tài, mần đủ thứ chuyện: toán học, vật lý học, thiên văn học … Nghĩa là một con người vĩ đại, học đa khoa, vo lại cho tròn, gọi là học đại cho dễ nhớ.

Hậu thế nhớ tới Ông nhiều nhứt khi Ông tìm ra công thức nước biết đẩy, mừng húm, Ông la lên: Eurêka! Hỏi tại sao la? Ông trả lời, “hồ hởi cực kì”, tôi “phát hiện nó rồi!“.

Tôi nể Ông Archimede vô vàn. Bởi vì, tôi cũng tắm trong bồn nước như Ông, thế mà tôi có tìm ra được cái chi đâu, hay chỉ là cái … bánh lái bồng bềnh theo bọt sà bông!

Cũng như Ông Isaac Newton, trưa nắng nằm sau vườn, chợt thấy trái táo rơi, vậy mà viết ra được công thức cho rằng giữ thì còn, buông thì rơi do sức hút của trái đất.

Thử hỏi, ngày nay có bao nhiêu cụ, nhìn cặp vú sửa rung rinh, mà viết được điều chi lưu truyền hậu thế, cho thằng em miệt dưới bớt căng?

Ông Louis Pasteur, cũng dân học đại, học nhiều và học toàn chuyện không nhỏ. Xuất thân là hoá học gia, đi tìm acide tartrique về làm rượu uống cho đời còn chút gì để khoái. Nho chưa tới ngày lên men mà Ông nếm được chất đồng vị, dextrogyre và levogyre của acide tartrique kể trên.

Tôi xin phép nói trong ngoặc, bài nầy tôi xài khá nhiều chữ Pháp, mong các bạn hiểu cho rằng, thì là được bị, không phải tôi ham khoe tiếng người, mà tại vì tôi dốt chữ ta. Các bạn tự ý dịch, chỉ mong tránh dịch … Tàu Corona.
Tôi cố gắng hết tay ga, viết bằng tiếng Quốc ngữ mà Ông Cụ nhà mình, Trương Vĩnh Ký, đã tận tụy ngày đêm, tần mần tẩn mẩn, dịch thuật và truyền bá. Sức tôi có hạn, nhưng lỗi tại con mọi đàng !Amen!

Đóng ngoặc. Ông Pasteur là người ham mộ văn hoá, văn minh, khoa học Đức. Được trao bằng giáo sư danh dự của đại học Đức. Do trớ trêu và tình cờ của lịch sử, chiến tranh Pháp – Phổ (Prusse) xảy ra năm 1870. Pháp thất trận, Nả Phá Luân đệ tam mất luôn vùng Alsace -Moselle. Vì tự ái dân tộc và vì ơn nghĩa sâu đậm với Đại Đế, Pasteur trả bằng và thề với Đức không phơi nắng, đội trời chung.

Ông trời trớ trêu, đã sanh ra Louis, lại còn làm giấy khai sinh cho Robert.

EUREKA 02Robert Koch (đọc theo Tây, phát âm như koq, nhưng thật đúng là Kor theo Goethe) xuất thân là bác sĩ làng. Tài ba, năng động, thích tìm tòi, cũng lại là một nhơn tài xuất chúng học đại. Người Đức, trong gia đình có truyền thống chuộng Pháp, cha của Ông có thời làm Kỹ sư bên Pháp.

Chuyện “lùm xùm“ giữa hai nhơn tài Đức và Pháp dài dòng lắm, nhưng ngắn gọn là vì tự ái dân tộc, một rừng khoa học không thể có hai cọp. Rừng chưa thay lá không chịu rừng lá đang thay!

Nhưng, cuộc tranh chấp kỳ phùng địch thủ giữa bên này và bên kia sông Rhin là một cơ may vô tiền khoán hậu của y học thế giới  về ngừa chủng, dịch tả, yết hầu, dịch hạch, lao phổi, chủng chống chó dại và hầu hết tất cả khám phá về vi trùng học (phương pháp cấy, cách ly, “tô màu“ vi trùng …. )

Pasteur  và Koch đã đem lại cho bên này và bên kia bờ sông Rhin, hai giải Nobel.

Kế tiếp xin kể về Eurêka Barbituriques. Thuốc đầu tiên đưa em vào mộng.

Cái tên đầy huyền thoại, và trong số này, phénobarbital với dược tính trị kinh giựt (propriété antiépileptique) được khám phá rất tình cờ (serendipité).

Acide barbiturique hay còn có tên là malonylureé (hổn hợp acide Malonique và urée), do Adolf von Baeyer tìm ra. Không có chi đặc biệt, khám phá chìm vào quên lảng …

Chỉ còn tên gọi thơ mộng, Barbi là vì nó được khai sanh đúng ngày thánh Barbara, và urique do từ urée mà ra.

Gần 40 năm sau, Emil Fischer đem recette trên ra nấu lại, thêm đường, thêm mắm, gắn cho acide barbiturique cái đuôi di-éthyl ( CH3-CH2 – ), uống thử thì mới hay … phê quá!

Đặt tên gì? Fischer nhớ thành phố Verona thơ mộng, với chuyện tình đẹp như mơ của Rô Mê Ô và Mô by lết, yêu nhau cởi robe cho nhau, về nhà mẹ hỏi leo lầu gió bay … bèn cho tên Veronal. Thuốc ngủ đầu tiên của thế giới.

Mười năm sau, một acide barbiturique khác ra đời, phénobarbital với cái tên Luminal, thuốc ngủ như Veronal. Nhưng y học nói khác, thấy vậy mà hổng phải vậy.

Bác sĩ Alfred Hauptmann, bực bội vì đêm về hàng xóm đang cần yên lặng để giỡn chơi, bệnh nhân “kinh giựt“ đòi thuốc ngủ. Ông cho Phénobarbital và từ đó, tình cờ tìm ra dược tính chánh của nó.

Do dược tính đổi, cái tên cũng đổi. Vậy gọi tên mút mùa cho em là gì? Trả lời, chi cũng được, mais il faut GARDER  «NAL«.

Từ đó, phenobarbital trăm năm bia đá cũng mòn, bia chai cũng hết, chỉ còn bia ôm, là GARDENAL.

bua-yeu-4Một dược chất khác, “cực kì«  kỳ thấy mồ, ra đời cũng do tình cờ của lịch sử và viết đúng y chang bản Quốc Tế Nhân Quyền: con người ai cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền sống và quyền được sướng để sống.

Đức Khổng Phu Tử còn nói: không dâm sao có thánh hiền? Cho nên, chuyện xếp hình là chuyện rất con người, vì con người và cho con người.

Pfizer của cường quốc số một thế giới, trong chiến lược toàn cầu đã thấy rất xa, và vì quyền lợi giai cấp cầm cạo cào râu, đã nắn ra viên thuốc màu xanh, hình bầu dục, rất thích nghi cho đêm về để các bác, tắt đèn, vẫn thấy đời màu hồng.

Yêu quá xá, nói sao vừa,
Tiếng đầu giường, em gọi Viagra!
(Đạo văn của đại văn hào nước ta)

bua-yeu-3Sildenafil được thử nghiệm trong quá trình (méthodologie) như là dược chất chống áp suất huyết cao. Nhưng cứ mỗi sáng khi các cô y tá vô đo áp huyết cho các cụ, tất cả ngạc nhiên Eurêka, phát hiện ra rằng tăng sông của cụ xuống ít, nhưng ngược lại của thằng em dưới chân cầu hai cẳng tăng nhiều.

Từ nhận định đó, Pfizer đổi hướng, bẻ bánh lái để hốt bạc, cho cả hai cụ ông và cụ bà chung vui. Đêm này và cả đêm sau …

Lịch sử là tiếp nối và lặp lại. Tình cờ của lịch sử, đem lại niềm vui, thiệt là đáng tình cờ!

Nên trao cho Pfizer giải Nobel hay không?

Lâm Thụy Phong
(PK 1964- 1971 )